Review sách văn học – Ebook miễn phí https://ebooktia.com Tải và đọc sách miễn phí Wed, 06 Apr 2022 07:54:13 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.3 REVIEW SÁCH: HOA VẪN NỞ MỖI NGÀY https://ebooktia.com/2022/04/review-sach-hoa-van-no-moi-ngay.html https://ebooktia.com/2022/04/review-sach-hoa-van-no-moi-ngay.html#respond Wed, 06 Apr 2022 07:54:05 +0000 https://ebooktia.com/?p=22333 REVIEW SÁCH: HOA VẪN NỞ MỖI NGÀY Một tiểu thuyết đầy cảm xúc, một…

The post REVIEW SÁCH: HOA VẪN NỞ MỖI NGÀY appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
REVIEW SÁCH: HOA VẪN NỞ MỖI NGÀY

Một tiểu thuyết đầy cảm xúc, một cuốn sách đưa ta đi từ tiếng cười đến những giọt nước mắt với các nhân vật hài hước và cuốn hút.”  – Ban giám khảo giải thưởng Prix des Maisons de la Presse.

Violette Toussaint sống mà như chết. Người phụ nữ ấy bị mẹ đẻ bỏ rơi ngay khi vừa lọt lòng, tới lượt cô con gái nhỏ mà cô yêu thương nhất lại bỏ cô mà đi trong một tai nạn thảm khốc, rồi cả đến người chồng một ngày kia cũng không còn ở lại bên cô. Cuộc đời của một nhân viên gác chắn nơi ga xép với những chuyến tàu nhỏ mỗi ngày đến rồi đi hay của một người quản trang tại nghĩa trang tỉnh lẻ chuyên đón nhận người chết và chăm sóc các phần mộ tưởng chừng chỉ gắn chặt với mất mát, buồn đau, rồi úa tàn dần theo năm tháng. Nhưng sự sống là mầu nhiệm, hy vọng vẫn còn đó, hạnh phúc lại có dịp được hồi sinh khi hoa kia được thay nước, khi chính con người vẫn tin vào cuộc đời.

Một câu chuyện sẽ ở lại lâu trong lòng độc giả. Nhẹ nhàng mà thấm thía. Bởi dẫu có lẽ không ít lần lấy đi nước mắt của người đọc, câu chuyện về tình yêu, tổn thương và hy vọng này cuối cùng sẽ để lại trong ta những cảm xúc tích cực, hạnh phúc cùng niềm mãn nguyện êm đềm một khi đã lật giở đến những trang cuối.

VỀ TÁC GIẢ:

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE 

Valérie Perrin sinh năm 1967 tại Gueugnon, Pháp. Ngoài viết văn, bà còn là một nhiếp ảnh gia hậu trường và nhà biên kịch, nhưng các tác phẩm văn chương mới chính là thứ đưa tên tuổi của bà đến với đông đảo công chúng. Tiểu thuyết đầu tay của Perrin, tạm dịch Những người bị lãng quên ngày Chủ nhật (Les Oubliés du dimanche) giành được gần mười giải thưởng. Tiểu thuyết thứ hai, Hoa vẫn nở mỗi ngày cũng giành nhiều giải thưởng, nổi bật là Prix des Maisons de la Presse.

Một cuốn sách kể về sự ‘bất hạnh’ nhưng lại đẹp tuyệt vời!

Kể từ sau Tiếng chim hót trong bụi mận gai, tôi chưa từng đọc một quyển sách nào đẹp và bất hạnh đến thế nữa, cho đến Hoa vẫn nở mỗi ngày.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE 

Bạn tôi hỏi: “bất hạnh có gì mà đẹp?”
Uh không chỉ đẹp thôi mà là đẹp diễm lệ. Mọi thứ đều có thể đẹp mà đúng không?

Giống như Trái Đất này, ẩn dấu hàng tấn nỗi đau, chiến tranh, nước mắt, sự mất mát, bàng hoàng, tuyệt vọng mà vẫn đẹp rụng rời.

Hoa vẫn nở mỗi ngày kể về một nghĩa trang với câu chuyện cuộc đời xoay quanh một người phụ nữ quản trang. Một người phụ nữ luôn mặc “mùa đông” bên ngoài “mùa hè”, một minh chứng của việc phụ nữ có thể làm nở hoa cả những nấm mồ, cho dù cuộc đời cô ấy là một đống những hoang tàn. Nhưng chắc không có bất cứ thứ gì trên đời có sức sống mãnh liệt như một người phụ nữ. Cô ấy có thể tàn phá và nuôi dưỡng, ẩn trong hình hài bé nhỏ là khả năng sáng tạo ra sự sống, cô ấy chính là sự sống, kể cả cho dù nơi cô ấy sống là một nghĩa trang.

Hoa vẫn nở mỗi ngày là những áng văn đẹp đẽ của một nữ nhà văn người Pháp, văn phong giản dị nhưng gợi tình, bạn có thể ngửi thấy mùi thơm qua từng trang sách, những trang sách rõ ràng, sống động, tình tứ, ngọt ngào cho dù nó đang viết về những người chết.

Tôi vẫn luôn yêu những cuốn sách hơn là những bộ phim. Đối với tôi sách là nơi tôi có thể thả tự do trí tưởng tượng của mình đi xa nhất mà không bị giam cầm trong một khung trời nào cả.

Mỗi cuộc đời đều là một áng văn chương, khi ta nhìn nó theo một góc nào đó.

“Bất hạnh thì có gì mà đẹp chứ?”
Hãy nhìn ánh hoàng hôn.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE 

The post REVIEW SÁCH: HOA VẪN NỞ MỖI NGÀY appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/04/review-sach-hoa-van-no-moi-ngay.html/feed 0
HỘI CHỢ PHÙ HOA (Vanity fair) – William Makepeace Thackeray https://ebooktia.com/2022/03/hoi-cho-phu-hoa-vanity-fair-william-makepeace-thackeray.html https://ebooktia.com/2022/03/hoi-cho-phu-hoa-vanity-fair-william-makepeace-thackeray.html#respond Thu, 24 Mar 2022 02:24:51 +0000 https://ebooktia.com/?p=21324 HỘI CHỢ PHÙ HOA (Vanity fair)William Makepeace ThackerayHội chợ phù hoa được sáng tác…

The post HỘI CHỢ PHÙ HOA (Vanity fair) – William Makepeace Thackeray appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
HỘI CHỢ PHÙ HOA (Vanity fair)
William Makepeace Thackeray
Hội chợ phù hoa được sáng tác từ năm 1947 đến 1948. Theo cách đặt vấn đề của tác giả, đây là một cuốn tiểu thuyết không có nhân vật chính, hàm ý là muốn chuyển sự chú ý của người đọc sang vận mệnh của toàn bộ xã hội nói chung chứ không dừng lại ở vai trò của từng cá nhân riêng biệt như tiểu thuyết truyền thống. Có thể nói tác phẩm là bức tranh toàn cảnh về xã hội nước Anh đương thời, mỗi nhân vật tiêu biểu cho một hạng người, một tầng lớp xã hội cho nên không có sự phân biệt nhân vật chính, phụ.

MUA SÁCH TẠI TIKIMUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE 


Cuốn sách mở ra với sự kiện rời trường của hai cô thiếu nữ Amêlia và Rêbecca. Rêbecca, cô thiếu nữ “con nhà hạ tiện”, vừa rời khỏi nhà trường đã lao ngay vào con đường tiến thân. Đến chơi nhà Amêlia, cô mở cuộc tấn công người anh giàu có của bạn cô là Jô Xêtlê. Việc không thành, Rêbecca phải đến làm gia sư cho gia đình Pit Crâulê, một gia đình quí tộc ở thôn quê, và trở thành con dâu của gia đình này. Từ đây, dựa vào địa vị của nhà chồng, lại nhờ vào sắc đẹp và những thủ đoạn của riêng mình, Rêbecca đã len lỏi vào xã hội thượng lưu và trở thành một bậc mệnh phụ nổi tiếng, được vào triều kiến cả hoàng đế Giorgiơ IV. Công việc tưởng đang thuận buồm xuôi gió thì tai họa ập đến. Chỉ vì Rêbecca muốn leo lên những địa vị cao hơn nên đã ngoại tình với Hầu tước Xtên, chuyện vỡ lỡ và xã hội thượng lưu đã tàn nhẫn ném trả cô trở lại cuộc đời cũ. Từ đây Rêbecca hoàn toàn chìm sâu xuống hố bùn trụy lạc. Cuối cùng, khi đã trở về già và chán cảnh bon chen lăn lộn, Rêbecca đành chấp nhận một cuộc sống tầm thường như mọi người.

MUA SÁCH TẠI TIKIMUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE 


Trong khi đó thì Amêlia, cô thiếu nữ dịu hiền và tốt bụng, mới đầu tưởng sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng, có tình yêu, có hạnh phúc; nhưng đến khi gia đình phá sản, lâm vào cảnh túng thiếu thì bản thân cô cũng gặp nhiều bất hạnh. Cô lấy Giorgiơ vì tình yêu nhưng bản thân Giorgiơ chỉ là một anh chàng bảnh trai, khoác lác và vô tình. Rồi Giorgiơ tử thương trong trận Oateclô và Amêlia lâm cảnh goá bụa. Còn bao nhiêu sức lực và tình cảm cô dồn hết cho đứa con trai, giọt máu của Giorgiơ Ôxborn. Cuối cùng, vì tình thế quẫn bách và cũng vì tương lai của con, Amêlia đành phải hi sinh hạnh phúc duy nhất của mình và trao con cho gia đình nhà chồng nuôi. Về sau, Amêlia gặp lại một người bạn cũ, thiếu tá Đôbin, con người hào hiệp và tốt bụng vẫn thầm yêu thương cô, và làm lại cuộc đời cùng Đôbin. Ngoài câu chuyện về số phận của Rêbecca và Amêlia cuốn tiểu thuyết còn dựng lên cuộc sống và tâm lí của nhiều hạng người khác nhau thuộc giai cấp quí tộc, giai cấp tư sản, tầng lớp trung lưu trong xã hội nước Anh: gia đình ông Xêtlê, một người làm nghề buôn cổ phiếu bị cuộc chiến tranh Napôlêông làm cho phá sản; gia đình lão Ôxborn, nhà tư sản buôn sáp với một nền luân lý đặc biệt lấy đồng tiền làm tiêu chuẩn; gia đình Crâulê lục đục, thối nát, đang xoay quanh việc cướp đoạt gia tài của bà cô không chồng; Hầu tước Xtên, một đại quí tộc với hình thức bề ngoài đầy uy nghi quyền quí mà thực chất bên trong là một tên lưu manh bất nhân phi nghĩa.

Hội chợ phù hoa


Viết “Hội chợ phù hoa”, Thackeray có một thái độ phủ định rõ rệt đối với xã hội đương thời. Ngòi bút châm biếm của tác giả đã phơi bày mọi thứ lố lăng phù hoa và giả dối của xã hội thượng lưu nước Anh; ẩn sau những thứ phù phiếm ấy là sự giả nhân giả nghĩa, tính toán vụ lợi, cạnh tranh lường gạt…Tuy nhiên, sự phủ định của Thackeray cũng như ý muốn cải tạo xã hội của ông chỉ dừng lại ở khía cạnh đạo đức thuần túy. Giá trị căn bản của tác phẩm là ở chỗ đã cung cấp được những tài liệu phong phú, những chân dung tiêu biểu về một cuộc sống mà đồng tiền đang ngự trị. Tác phẩm cũng đậm màu sắc lịch sử và đặc biệt thành công trong những trang dựng lại phong tục, sinh hoạt của nước Anh.
“Hội chợ phù hoa” đánh dấu một cuộc cách mạng của tiểu thuyết Anh thế kỉ XIX trong việc rời bỏ hình thức của tiểu thuyết luận đề để hướng sang tiểu thuyết lấy việc miêu tả xã hội làm trọng tâm. Tác phẩm ghi nhận tài năng xuất sắc của Thackeray trong việc xây dựng những nhân vật điển hình. Phần lớn các nhân vật của ông đều được khai thác ở những nét tâm lí phong phú, đa dạng nhưng tính chất lại tập trung. Bút pháp châm biếm của ông cũng không đơn điệu.

MUA SÁCH TẠI TIKIMUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE 

 

The post HỘI CHỢ PHÙ HOA (Vanity fair) – William Makepeace Thackeray appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/03/hoi-cho-phu-hoa-vanity-fair-william-makepeace-thackeray.html/feed 0
Tạm Biệt Tôi Của Nhiều Năm Về Trước review https://ebooktia.com/2022/03/tam-biet-toi-cua-nhieu-nam-ve-truoc-review.html https://ebooktia.com/2022/03/tam-biet-toi-cua-nhieu-nam-ve-truoc-review.html#respond Wed, 23 Mar 2022 08:16:20 +0000 https://ebooktia.com/?p=21243 Dành tặng bạn, những người muốn buông bỏ những “điều đã cũ” nhưng chưa…

The post Tạm Biệt Tôi Của Nhiều Năm Về Trước review appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Dành tặng bạn, những người muốn buông bỏ những “điều đã cũ” nhưng chưa đủ can đảm.

Dành tặng những ai đang khao khát được “chạm vào”, được vỗ về và thấu hiểu.

Dành tặng cho tất cả chúng ta, trong những năm tháng tươi đẹp nhất của thanh xuân, đang có một chốn để mơ về, có một ước mơ để theo đuổi và có một ai đó để da diết nhớ thương.

MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI TIKI  

“Tạm biệt tôi của nhiều năm về trước” là ấn phẩm mới nhất của An, chàng tác giả từng được biết tới với “cơn sốt” sách “Hẹn nhau phía sau tan vỡ” – liên tục cháy hàng và chinh phục trái tim của hàng vạn độc giả trẻ.

Trong “Tạm biệt tôi của nhiều năm về trước”, với 248 trang viết kèm minh họa được thực hiện bởi chính tác giả, An dẫn bạn đọc bóc tách từng tổn thương chưa được chữa lành bên trong mình. Dù đó là vết thương do ai gây ra, vì lý do gì, vào thời điểm nào, còn sâu hay đã vơi… thì đều được vỗ về và ủi an.

MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI TIKI  

MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI TIKI  

“Để trưởng thành chúng ta phải nói lời tạm biệt với nhiều người, và có thể là tạm biệt chính bản thân mình trong quá khứ.”

“Đôi khi chúng ta tha thứ cho một người không phải vì họ xứng đáng nhận được, mà vì bạn xứng đáng với sự thanh thản, không cần bận tâm về những chuyện đã qua nữa.”

“Chỉ khi bạn đi về phía ánh sáng, chiếc bóng mới hắt về phía sau. Đừng tự giam cầm mình trong quá khứ, hãy làm gì đó để bản thân cảm thấy tốt hơn. Rồi mọi chuyện cũng sẽ qua, mọi vết thương đều sẽ lành lại.“

Hãy chọn nói Tạm Biệt những kỉ niệm đã cũ mèm, cho phép nó rời bỏ mình, để ngày thêm an tĩnh và đêm thêm an yên.

Khép lại “Tạm biệt tôi của nhiều năm về trước”, bạn sẽ trở thành một bạn hoàn toàn mới – 1 dáng vẻ sâu lắng, kiên cường và lắng đọng hơn.

Mùa xuân này, hãy trao gửi những dòng tâm tình ngọt ngào trong “Tạm biệt tôi của nhiều năm về trước” cho chính mình và những người mà bạn thương.

MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI TIKI  

Chúc bạn 4 mùa trong 1 năm, mùa nào cũng dịu dàng và vô ưu.

The post Tạm Biệt Tôi Của Nhiều Năm Về Trước review appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/03/tam-biet-toi-cua-nhieu-nam-ve-truoc-review.html/feed 0
(Review sách) Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà – Haruki Murakami https://ebooktia.com/2022/03/review-sach-nhung-nguoi-dan-ong-khong-co-dan-ba-haruki-murakami.html https://ebooktia.com/2022/03/review-sach-nhung-nguoi-dan-ong-khong-co-dan-ba-haruki-murakami.html#respond Tue, 08 Mar 2022 06:17:06 +0000 https://ebooktia.com/?p=20307 1. Thông tin chung – Tên tiếng Việt: Những Người Đàn Ông Không Có…

The post (Review sách) Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà – Haruki Murakami appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
1. Thông tin chung

– Tên tiếng Việt: Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà
– Nguyên tác: 女のいない男たち, Onna No Inai Otokotachi, Men Without Women
– Tác giả: Haruki Murakami
– Thể loại: Tập truyện ngắn – Phi hư cấu

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

Nhờ 1 bạn đọc bài Tôi nói gì khi nói về chạy bộ giới thiệu, mới biết bác già cũng viết truyện ngắn phi hư cấu. Chủ đề tình yêu trong các tiểu thuyết của bác luôn được đặt trong bối cảnh siêu thực, nên khi tìm hiểu qua nội dung cuốn sách đã khiến mình tò mò và quyết định đọc ngay, để xem khi không còn sự mộng mị nâng đỡ nữa thì bác già viết về tình yêu như thế nào.

2. Cảm nhận

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

Lần này tôi sẽ nói về cảm nhận của mình theo 3 chủ đề sau: Bình tĩnh, Cô đơnKhông có đàn bà.1. Bình tĩnhNXB Nhã Nam đã ghi một bình luận ở ngay bìa sách: “Bình tĩnh đến kỳ lạ.”
Vậy 7 câu chuyện này “bình tĩnh” đến mức nào?- Kafuku trong Drive My Car, một diễn viên đứng tuổi, bình tĩnh tâm sự, kết bạn với kẻ đã ngủ với vợ mình.
– Kitaru trong Yesterday, chàng trai 20 tuổi trượt Đại Học 2 lần, bình tĩnh giới thiệu bạn gái mình cho bạn thân, khuyến khích họ hẹn hò với nhau.
– Bác sĩ Tokai 52 tuổi trong Cơ Quan Độc Lập, bình tĩnh đưa bản thân về con số 0, đón nhận cái chết sau biến cố tình cảm.
– Habara 31 tuổi, bị cách lý với thế giới bên ngoài trong Scheherazade, bình tĩnh chấp nhận mối quan hệ kì lạ do người khác sắp xếp cho mình.
– Kino trong Kino, chủ quán bar sau khi nghỉ việc văn phòng ở tuổi 39, bình tĩnh khi thấy tận mắt vợ mình trên giường với người đàn ông khác.
– Samsa trong Samsa Đang Yêu, tâm trí trống rỗng nhưng bình tĩnh tiếp nhận từng chút từng chút, kể cả tình yêu.
– “Tôi” trong Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà, bình tĩnh trở lại giường với vợ, dù đang ngổn ngang suy nghĩ sau khi hay tin một người-đàn-bà-cũ của mình qua đời.Bình tĩnh là một kiểu bản lĩnh mà đàn ông cần có. Không thể nào giải quyết các vấn đề mà thiếu sự bình tĩnh cho được.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Nhưng trái với sự bình tĩnh đi kèm lý trí để giải quyết các vấn đề trong công việc, nơi có thể rạch ròi đúng-sai để cho mình lý do để bình tĩnh, thì trong tình yêu, sự đúng-sai là một thứ mơ hồ, thì người ta dựa vào đâu để bình tĩnh được nhỉ?
Tôi chưa từng rơi vào tình huống nào tương tự như 7 câu chuyện trên, nhưng mạn phép suy đoán, là do họ “biết chấp nhận”. Họ chấp nhận sự thật, rằng mọi thứ đã như vậy, phải như vậy, nên như vậy. Dù theo nhiều cách khác nhau, có người mất nhiều thời gian, có người chấp nhận ngay lập tức, nhưng tựu chung lại, là họ biết họ nên làm gì, khi đã biết rồi, thì bình tĩnh mà làm thôi.
Để đạt được sự “biết cách chấp nhận” đó, cần phải trầy trật nhiều lắm, không phải tự nhiên mà có đâu. Một trong những chất xúc tác mà tôi tin có thể giúp cho việc học cách chấp nhận, đó là sự “cô đơn”.2. Cô đơnTruyện của bác già Murakami luôn có những nhân vật chính nội tâm, thích một mình và quen với cô đơn.
Dù kể theo ngôi thứ ba hay thứ nhất, dù đóng vai phụ hay chính, dù góp mặt hay không trong câu chuyện, thì 7 truyện ngắn đều xoay quanh những người đàn ông kiểu đó, như thể phản chiếu phần nào bản thân tác giả vậy.
Nhưng cái hay là, họ cô đơn nhưng có tài và có gu.
Kafuku giỏi diễn xuất cả trên sân khấu lẫn ngoài đời, và có gu chơi xe; Tokai là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ xuất sắc, và gu lịch lãm của một quý ông; Kino giỏi chuyên môn về điền kinh, và gu âm nhạc tốt.
Họ là mẫu người cân bằng tốt trong công việc và sở thích cá nhân, cái nào cũng tới nơi tới chốn. Nhưng điều đó thì liên quan gì tới sự cô đơn?Có đấy!
Do biết cách tự cân bằng, nên họ tự nguyện và tận hưởng sự cô đơn như một môi trường cần thiết để rèn giũa những kĩ năng quan trọng khác. Họ có nhiều thời gian cho bản thân hơn những người sôi nổi, và biết cách sử dụng nó. Do biết mình sẽ làm gì khi đơn độc, nên họ không sợ nó.
Chịu được cả sự cô đơn, sẽ cho ta một độ lì nhất định, và dễ dàng “biết chấp nhận” hơn.
Tôi cũng là kiểu người thích một mình (vì vậy nên thích Murakami), cũng khá quen với cô đơn, cũng luôn chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất, để rèn cách “biết chấp nhận”. Nhưng thật sự có thể bình tĩnh được như các nhân vật trên hay không, tôi không chắc, và cũng hi vọng những tình huống đó không đến với mình.3. Không có đàn bà“Trở thành những người đàn ông không có đàn bà đơn giản lắm. Chỉ cần yêu sâu sắc một người và nàng biến đi đâu mất là xong.”Mặc dù là tên của 1 trong 7 truyện, nhưng đó lại là chủ đề xuyên suốt của cả cuốn sách, tôi thích kiểu tập truyện như vậy, hơn là kiểu có 1 truyện quá nổi bật so với phần còn lại.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Những người đàn ông bản lĩnh phía trên kia đều yêu, và đều để mất.
Và họ mất theo 3 kiểu khác nhau:- Trong Scheherazade và Samsa Đang Yêu là “sợ mất”: nghĩa là chưa mất, nhưng nỗi sợ đã nhen nhóm và họ đã sẵn sàng bước 1 chân vào thế giới “không có đàn bà”.
– Trong Yesterday, Cơ Quan Độc Lập và Kino là “mất 1 lần”: là khi mối quan hệ đã chấm dứt, người đàn bà đó không còn của mình nữa, chỉ còn sự cô đơn.
– Trong Drive My Car và Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà là “mất 2 lần”: là khi mối quan hệ chấm dứt chưa đủ đẩy họ vào thế giới “không có đàn bà”, phải tới khi người đàn bà đó chết, trái tim mới vỡ thêm lần nữa.Mất kiểu gì thì kiểu, nhưng kết quả đều là một khoảng trống rỗng trong tâm hồn, một khoảng trống mà gia đình yên ấm, công việc thuận lợi, vật chất dư thừa cũng không tài nào lấp đi cho được. Đàn ông theo kiểu của Murakami là như vậy đấy, “mất đi một người đàn bà cũng là mất đi tất cả đàn bà“. Người đàn bà đó không cần phải là vợ, là người cuối cùng hay là người đầu tiên, chỉ cần là người mà ta yêu sâu đậm.
Ngoại trừ bác sĩ Tokai ra, tôi tin 6 người còn lại sẽ tiếp tục sống tốt, họ chẳng cần lấp khoảng trống đó đi làm gì, vì họ chấp nhận được, nên sẽ bình tĩnh mà đi tiếp chặng đường của mình. Dù thỉnh thoảng sẽ tự bước hụt vào khoảng trống đó, để cho mình chênh vênh một chút, nhưng sẽ cân bằng lại ngay, mặt không biến sắc, không ai có thể nhận ra. Vì chúng tôi là kiểu đàn ông như thế đó.

3. Tổng kết

Tuy không còn những yếu tố siêu thực, nhưng một vài truyện vẫn thoang thoảng sự mộng mị đặc trưng (nhất là Kino), cộng thêm những cái kết không trọn vẹn khiến cái chất của Murakami vẫn còn y đó.
7 truyện là 7 trải nghiệm khác nhau về sự mất mát trong tình yêu của đàn ông, hầu hết cho tôi cảm giác đó là trải nghiệm thật của tác giả, nhưng cảm giác vậy thôi, chứ trải nghiệm của bản thân tôi không có nhiều, nên cảm xúc khi đọc hầu hết là tưởng tượng chứ không phải hình dung.
7 hoàn cảnh khác nhau, tuy đều bình tĩnh và chấp nhận, nhưng vượt qua hay không thì mỗi người một kiểu. Hầu hết là những cái kết lửng lơ, nhưng có hề gì, đọc Murakami đâu ai trông chờ một cái kết cụ thể nữa.Hợp với ai?– Muốn biết đàn ông theo kiểu Murakami như thế nào khi mất đi người đàn bà mà mình yêu sâu sắc.
– Muốn biết Murakami kể về tình yêu như thế nào khi lược bỏ các yếu tố kì ảo siêu thực.
– Hay đơn giản là thích Murakami quá mà không có thời gian đọc truyện dài 🙂.Tiếp theo đọc gì?Do thích kiểu tập truyện có chung 1 chủ đề xuyên suốt như thế này, nên tìm hiểu thì bác già còn 1 quyển như vậy nữa, là cuốn 東京奇譚集-Tōkyō Kitanshū (tạm dịch: Những câu chuyện kỳ lạ ở Tokyo). Do chưa có bản dịch tiếng Việt nên liều mình mua bản gốc tiếng Nhật, hi vọng có động lực để đọc, và biết đâu sẽ dịch thử coi sao :))

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

The post (Review sách) Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà – Haruki Murakami appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/03/review-sach-nhung-nguoi-dan-ong-khong-co-dan-ba-haruki-murakami.html/feed 0
Anh sẽ đi tìm em trên chiếc xe đạp hỏng – Ichikawa Takuji https://ebooktia.com/2022/02/anh-se-di-tim-em-tren-chiec-xe-dap-hong-ichikawa-takuji.html https://ebooktia.com/2022/02/anh-se-di-tim-em-tren-chiec-xe-dap-hong-ichikawa-takuji.html#respond Fri, 25 Feb 2022 05:00:52 +0000 https://ebooktia.com/?p=19298 Mình từng rất yêu thích sách của bác Takuji Ichikawa. Bắt đầu từ những…

The post Anh sẽ đi tìm em trên chiếc xe đạp hỏng – Ichikawa Takuji appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Mình từng rất yêu thích sách của bác Takuji Ichikawa. Bắt đầu từ những quyển sách đầu tiên xuất bản ở Việt Nam như: Em sẽ đến cùng cơn mưa, Nơi em quay vể có tôi đứng đợi,… đặc biệt quyển để lại cho mình nhiều cảm xúc nhất là quyển Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọi. Sách của bác thường viết về những câu chuyện tình nhẹ nhàng pha lẫn một chút yếu tố kì ảo, hiện tượng siêu nhiên làm cho mình như được chìm đắm trong cái thế giới siêu thực mà lại rất êm đềm ấy. Tuy nhiên sau sự thất vọng về quyển MM, mình nghĩ là sẽ không mua thêm bất kì một quyển sách nào của Takuji Ichikawa nữa mà chỉ đọc khi có ebook (do mình chỉ muốn giữ những quyển sách mà mình thấy hay trên giá sách của mình, với những quyển sách mình đọc ebook xong mà hay mình sẽ tìm mua sách giấy). Và rồi mình được bạn tặng quyển sách mới xuất bản của bác, quyển Anh sẽ đi tìm em trên chiếc xe đạp hỏng.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

Thật không còn gì tuyệt vời bằng khi trong cái thời tiết lạnh giá kèm mưa của miền Bắc, mình được ở nhà đắp chăn và đọc sách thế này. Vẫn là phong cách nhẹ nhàng quen thuộc cùng những câu chuyện tình giản dị mộc mạc, những con người nằm ngoài (hay bị văng ra khỏi?) sự xô bồ của xã hội. Nơi ấy chỉ tồn tại thứ duy nhất là tình yêu, niềm mong mỏi được nhìn thấy người mình yêu, niềm hạnh phúc vô bờ bến khi được ở bên cạnh người ấy. Với tình yêu của mình, những con người nhỏ bé yếu đuối ấy có thể vượt qua những khó khăn, mặc cảm để rồi cuối cùng được vui vẻ hạnh phúc bên nhau. Dù cách xây dựng nhân vật và câu chuyện có vẻ hơi đi vào lối mòn tuy nhiên với một cuốn sách viết về tình yêu thì mình nghĩ câu chuyện cũng ko phải là yếu tố chính đóng vai trò quyết định, mà đó là việc quyển sách đã khắc họa rất sâu sắc và chân thực nội tâm, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật qua đó mang đến cho mình cảm nhận về một tình yêu đẹp như vậy. Đây là một quyển sách xứng đáng có trong tủ sách của mình và các bạn yêu thích sách của bác Takuji Ichikawa.Còn sau đây là một số điểm theo cá nhân mình chưa hài lòng lắm (buộc phải kèm spoil một chút nên bạn nào chưa đọc sách có thể bỏ qua)

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

– Như mình đã nói ở trên, 2 thứ làm nên hình ảnh sách của bác Takuji Ichikawa đối với mình là những câu chuyện tình nhẹ nhàng kết hợp một chút yếu tố kì ảo, hiện tượng siêu nhiên, tuy nhiên quyển này hoàn toàn không có cái thứ 2– Có 2 mối tình được nhắc đến của nhân vật ông và nhân vật kể chuyện, tuy nhiên câu chuyện tình của nhân vật kể chuyện khai thác khá nông và hời hợt, làm mình thấy đọc không được thỏa mãn lắm, còn chuyện tình của người ông thì phải thể hiện thông qua nhân vật kể chuyện (hơi nhiều cầu), làm cho cảm xúc cũng bị hao hụt đi ít nhiều– Khoảng cách thế hệ của ông cháu là hơi nhiều, và cách kết nối khoảng cách thế hệ cũng như 2 câu chuyện tình có phần hơi gượng ép.– Cuối cùng là mình thích Em sẽ đến cùng cơn mưa và Tôi vẫn nghe tiếng em thầm gọi hơn, có lẽ mình thấy SE phù hợp hơn HE ở những quyển sách ntn.Trên đây chỉ là những cảm nhận cá nhân của mình, mình rất mong được nghe thêm những chia sẻ về cảm nhận của các bạn về quyển sách này. Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian đọc đến tận đây

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

The post Anh sẽ đi tìm em trên chiếc xe đạp hỏng – Ichikawa Takuji appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/anh-se-di-tim-em-tren-chiec-xe-dap-hong-ichikawa-takuji.html/feed 0
Quo Vadis – Tác Phẩm Đoạt Giải Nobel Văn học 1905 https://ebooktia.com/2022/02/quo-vadis-tac-pham-doat-giai-nobel-van-hoc-1905.html https://ebooktia.com/2022/02/quo-vadis-tac-pham-doat-giai-nobel-van-hoc-1905.html#respond Mon, 21 Feb 2022 01:57:09 +0000 https://ebooktia.com/?p=19158 Quo Vadis là cuốn tiểu thuyết lịch sử, với bối cảnh thời gian là…

The post Quo Vadis – Tác Phẩm Đoạt Giải Nobel Văn học 1905 appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Quo Vadis là cuốn tiểu thuyết lịch sử, với bối cảnh thời gian là thế kỷ I (cụ thể là khoảng những năm 60 của thế kỷ này, với cái mốc chính là vụ cháy lớn ở Roma năm 64), không gian chính là Roma, kinh đô của đế quốc La Mã, một đế quốc trải rộng từ Tây và Nam Âu sang phần Tây Á, đồng thời kéo dài cả xuống mé dưới Bắc Phi – nghĩa là nó bao trùm toàn bộ vùng Địa Trung Hải, biến Địa Trung Hải thành… cái ao lọt thỏm trong đất nước rộng lớn và hùng mạnh đó. Sau khi Julius Caesar trở thành nhà độc tài năm 44 TrCN – trên thực tế có thể xem ông này như hoàng đế đầu tiên của La Mã – tương tự như Tần Thủy Hoàng “nhất thống thiên hạ” bên Tàu năm 221 TrCN!), từ năm 27 TrCN La Mã chánh thức trở thành đế quốc (empire) với vị vua đầu là Octavian (hay Augustus). Nero, một nhân vật chính trong Quo Vadis, là vị hoàng đế thứ 5 của La Mã, sinh năm 37, trị vì trong giai đoạn 54-68. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà Ki tô giáo (Christianity, Catholicism) đang trong những ngày đầu phát triển rất vất vả và bị đàn áp dữ dội bởi triều đình La Mã vốn theo tôn giáo đa thần kiểu Hy Lạp (anh em đọc thần thoại Hy Lạp hẳn còn nhớ là người Hy Lạp thờ… vô số thần linh, mỗi thần một nhiệm vụ!).

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Tác giả muốn kể lại câu chuyện lịch sử về giai đoạn đầu của Ki tô giáo, đẫm máu và nước mắt, song tràn ngập tình yêu thương nhân loại vô điều kiện, bất kể sắc tộc, chức phận, đẳng cấp hay những thù hằn, lỗi lầm quá khứ – những lý thuyết và thực hành hoàn toàn đi ngược lại với văn hóa của đế quốc La Mã thời đó, một đế quốc đang ở thời thịnh vượng, hình thành dựa trên sự chinh phục và vũ lực, tôn sùng các giá trị vật chất và khoái lạc của cuộc sống trần gian, không tin vào đời sống vĩnh hằng sau cái chết. Giữa một bên chỉ có tình thương và sự bất bạo động, bên kia là nhà độc tài (Hoàng đế Nero) và cận thần cùng đám đông dân chúng thích ‘cảm giác mạnh’, dường như chỉ có cái chết theo kiểu ‘tử vì đạo’ mới tạo ra được những ảnh hưởng và thay đổi nào đó – và điều này đã được Sienkiewicz thể hiện rất rõ, rất hay, rất khéo léo qua gần 800 trang sách.
Nội dung cuốn sách quá nổi tiếng, giúp tác giả đoạt Nobel văn chương năm 1905 này thì nhiều người đã biết, tôi chỉ xin ghi lại vài cảm nhận khi đọc mà thôi. Có thể xem cuốn tiểu thuyết này bao gồm ba câu chuyện: câu chuyện về Nero và đế quốc La Mã của y; câu chuyện truyền đạo và phổ biến Ki tô giáo của những sứ đồ, những con chiên đầu tiên; và câu chuyện tình yêu phảng phất nét ‘cổ điển’ của đôi trẻ Vinicius – Lygia; cộng thêm hai nhân vật có vai trò kết nối giữa những câu chuyện, hay những thế giới, nói trên – nhà quý tộc Petronius và lão Chilo (một người Hy Lạp nghèo khó, khôn ranh, ma mãnh, vụ lợi và luôn tự xưng mình là ‘triết gia’). Trong câu chuyện thứ nhất, với tài miêu tả chi tiết và trí tưởng tượng vô song của mình, tác giả đã cho hậu thế hình dung ra được một La Mã cổ đại vào thời đỉnh cao của nó, thời mà ‘mọi con đường đều đi đến Roma’: từ phong cảnh tự nhiên, tới cung điện, đền miếu, đường phố, các khu nhà nghèo, các hý trường, nhà tù, những nơi ăn chơi của quý tộc và những nơi hội họp truyền giáo của các tín đồ Ki tô giáo v.v. và v.v. Dường như mọi ngóc ngách trong xã hội Roma nói riêng và đế quốc La Mã nói chung đều được tác giả tỉ mỉ miêu tả vô cùng chi tiết và sống động, giúp ta như thấy được cả màu sắc trang phục của con người thời ấy, cảm được cả không khí xa hoa và mùi vị của các món ăn thức uống trong những bữa tiệc xa xưa… Ở khía cạnh này, đây quả là một tiểu thuyết lịch sử trọn vẹn, đọc cực kỳ hấp dẫn và thú vị. Độc giả phương Đông sẽ hiểu được vì sao La Mã được xem như cái nôi của văn minh phương Tây sau này, hình dung được cuộc sống của một thời kỳ cách ngày nay đã rất lâu – gần hai ngàn năm… Thú vị nhất là ta hiểu được ‘độc tài’ nghĩa là như thế nào, khi quyền lực tập trung trọn vẹn vào Nero – người tự xem (và được mọi người… nhất trí) mình như một vị á thần, giỏi giang vô song về… mọi mặt: không chỉ là chủ nhân của đế quốc với toàn quyền sanh sát mà còn là người… nghệ sĩ (thi sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, luôn cả… kịch sĩ) số một. Cái ác, cái vĩ cuồng của con người được thể hiện ở mức độ cao nhất, hài hước nhất mà cũng đau đớn nhất, vì khi cái ác nắm ngôi chủ tể thì đám đông sẽ là những người chịu đau khổ nhất! Nhân loại, trong hai ngàn năm sau Nero, bất hạnh thay, dù có thêm đủ thứ tôn giáo, triết học và kiến thức khoa học nữa, vẫn tiếp tục – như một định mệnh của loài người – vẫn có nhiều ‘hoàng đế’ như y: từ Hitler, Stalin tới Mao hay Pol Pot… Khi so sánh những ‘giai thoại’ của các nhà độc tài, những ông hoàng đế tự cổ chí kim, từ đông sang tây, người đọc Quo Vadis hẳn đều có thể bật cười khi nhận ra… kha khá nét tương đồng giữa họ (và đám ‘fan’ của họ, với số lượng đôi khi… cực khủng!), và hẳn là ai đó phải tự nhủ ‘sao mà ông văn sỹ Ba Lan Sienkiewicz này tài thế, hóm hỉnh và sâu cay thế!!!’

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Câu chuyện thứ hai của Quo Vadis, có lẽ là ‘ý chánh’ của tác giả, là câu chuyện truyền giáo, câu chuyện lịch sử của một tôn giáo lúc sơ kỳ. Người ta biết Công giáo La Mã (Roman Catholicism) / Ki tô giáo trong thời trung cổ, cận và hiện đại là một tôn giáo hùng mạnh, đôi khi ‘tham chính’ với thần quyền át cả thế quyền, song như bất kỳ một tôn giáo hay triết thuyết nào khác trên cõi đời này, Ki tô giáo cũng từng trải qua những ngày trứng nước, đẫm máu và đau khổ – những ngày mà vô vàn cái chết ‘tử vì đạo’ của bao người đã lát những viên gạch đầu tiên cho những đền đài to lớn của họ về sau. Quo Vadis không chỉ miêu tả những sự đàn áp và tuẫn đạo của những tín đồ Ki tô giáo thời Nero, dẫn đầu là hai Sứ đồ Peter (Phê rô) và Paul (Phao lô), mà thú vị và có giá trị hơn, tác phẩm cũng nêu lên những ý tưởng chính, những hoài nghi và giải đáp về đạo lý của Ki tô giáo – theo một cách nào đó, bản thân cuốn sách cũng là một ‘công cụ truyền giáo’ cực kỳ mạnh mẽ. Ta không ngạc nhiên khi biết Sienkiewicz là người Ba Lan – một dân tộc sùng đạo vào bực nhứt ở Âu lục, một dân tộc mà ngay trong thời XHCN Đông Âu vẫn có một linh mục được tấn phong Giáo hoàng Vatican… Những đoạn viết về Ki tô giáo, tác giả như ‘lên đồng’ thực sự, ta có thể thấy được sự mê say, sùng kính và niềm tin vô bờ bến của ông.

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Câu chuyện thứ ba là ‘love story’, giữa một chàng quý tộc, võ tướng La Mã, cận thần của Hoàng đế là Vinicius, và nàng Lygia, nguyên là một cô công chúa của dân tộc Lugii, tổ tiên của người Ba Lan sau này. Hai nhân vật trong câu chuyện tình này, khác với những nhân vật trong hai câu chuyện về ‘Nero’ và về ‘Ki tô giáo thời kỳ đầu’, là hai nhân vật không có thật trong lịch sử, hoàn toàn do tác giả xây dựng nên. Bản thân câu chuyện tình này với tôi không đặc sắc cho lắm, nó mang hơi hướng cổ xưa, kiểu Romeo Juliet, chỉ nhằm minh họa một ý của tác giả: tình yêu đã cải biến con người ta như thế nào! Giống như Tam quốc diễn nghĩa ‘bảy thực ba hư’, nếu xét trên phương diện tiểu thuyết lịch sử thì Quo Vadis cũng có tỷ lệ thực/hư vào khoảng đó!
Đây là một bản dịch hay (dù tôi chẳng biết tiếng Ba Lan để đánh giá về độ chính xác của bản dịch!), đọc rất mượt mà, đậm chất sử thi, trang nhã, hào hùng, mê đắm, hài hước tùy theo từng đoạn văn! Cách kể chuyện theo trình tự thời gian, lớp lang – khá ‘cũ’ về cách viết văn, song vì đề tài và bối cảnh quá ‘khủng’ nên đọc vẫn hồi hộp, thích thú từ đầu chí cuối. Với gần hai chục trang chú thích thêm về các địa danh, nhân vật lịch sử và thần thoại Hy-La vốn xa lạ với độc giả Việt, thêm vài tra cứu Google và Wikipedia trong quá trình đọc, ta có thể thưởng thức tác phẩm này khá trọn vẹn, hiểu thêm được nhiều thứ về lịch sử, tôn giáo, văn hóa của phương Tây cách nay tròn hai mươi thế kỷ! Đồng thời, Quo Vadis trên hết vẫn là một tiểu thuyết cổ điển rất hay, với những đoạn tả cảnh, tả tình, với những màn đối thoại hài hước đặc trưng của người phương Tây, cùng vô số những cảnh sinh hoạt văn hóa Tây phương (ăn chơi nhảy múa, lễ hội, tiệc tùng, yêu đương khoái lạc v.v.) rất lạ lẫm với người Á đông chúng ta. Vì những lẽ đó, đây quả là một cuốn sách cần phải đọc.

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

The post Quo Vadis – Tác Phẩm Đoạt Giải Nobel Văn học 1905 appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/quo-vadis-tac-pham-doat-giai-nobel-van-hoc-1905.html/feed 0
Bố con cá gai – Bản giao hưởng bất tử của tình cha con https://ebooktia.com/2022/02/bo-con-ca-gai-ban-giao-huong-bat-tu-cua-tinh-cha-con.html https://ebooktia.com/2022/02/bo-con-ca-gai-ban-giao-huong-bat-tu-cua-tinh-cha-con.html#respond Thu, 17 Feb 2022 09:38:13 +0000 https://ebooktia.com/?p=18382 Bố con cá gai không phải là một tác phẩm mới đối với những…

The post Bố con cá gai – Bản giao hưởng bất tử của tình cha con appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Bố con cá gai không phải là một tác phẩm mới đối với những ai yêu mến văn học Hàn Quốc. Trầm ổn và lặng lẽ; mãnh liệt và đầy yêu thương; đau đớn và đầy nước mắt; với từng con chữ được chắt ra từ những dòng cảm xúc ấy, Cho Chang In đã thành công khi kéo người đọc bước vào mảnh đất thiêng liêng nhất trên thế gian này – mảnh đất của tình phụ tử. 

Chưa bao giờ và chưa ở đâu, chúng ta lại gặp gỡ những mảnh đời bất hạnh khiến chúng ta phải bận tâm nhiều đến vậy.

Jong Ho Yeon, người mà có lẽ mọi độc giả đều khẳng định, là người cha vĩ đại nhất. Anh sinh ra và lớn lên với một tuổi thơ quá nhiều nhọc nhằn và tủi hổ. Bố anh làm việc trong một khu mỏ nhưng không may lại bị tai nạn và buộc phải cắt bỏ một chân. Áp lực từ cơm áo gạo tiền, từ gánh nặng đột nhiên trở thành người khuyết tật đã đẩy ông vào bước đường cùng của tù tội, ông đâm chết người chủ mỏ và buộc phải vào tù. Jong Ho Yeon, trong một ngày, mất cha và gia đình buộc phải nương nhờ vào nhà người thân, sống một cuộc sống không có tình yêu thương. 

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

Vào ngày người cha được mãn hạn tù, ngỡ tưởng anh sẽ được đoàn tụ và bắt đầu một cuộc sống mới; nhưng không; cuộc đời này vốn dĩ không đơn giản như vậy. Cuộc đời này quá khắc nghiệt với cha của Ho Yeon, ông không thể chịu được và đã buộc phải chọn cách để lại đứa con của mình và tự kết liễu cuộc đời đã không còn giá trị của ông. Để từ đó, Ho Yeon bắt đầu cuộc sống của mình trong trại trẻ mồ côi. Thứ gì đáng sợ nhất trên thế gian này? Có lẽ không phải cái chết mà là khi con người ta phải nói lời tạm biệt với tình yêu thương. Vậy mà anh đã cô độc trải qua quãng thời gian dài đến như thế. Sự cô đôc, sự trải đời, tuyệt vọng và đầy đau đớn bắt nguồn từ chính trái tim anh đã làm nên những vần thơ của anh. Thơ và vợ con anh là thứ anh yêu thương nhất, vậy mà cho đến cuối cùng anh phải chào tạm biệt với cả ba, chỉ vì căn bệnh ung thư gan quái ác.

Sự giao nhau của những mảnh đời bất hạnh

Daum – người con trai sinh ra từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Mẹ cậu rời bỏ cậu để đi tìm lại ước mơ của mình. Bà khao khát được vẽ tranh, hơn cả được ở bên đứa con trai của mình. Tất cả những gì cậu có là tình yêu thương vô bờ bến của người cha và có lẽ đối với cậu, đó là cả thế giới và cậu không cần bất cứ điều gì khác. Đáng tiếc thay, căn bệnh máu trắng đến với cậu như cơn bão, quét sạch mọi hi vọng, mọi ước mơ và cả quyền được sống. Sự ngây thơ tróng sáng trong em nhường chỗ cho sự sợ hãi và đau đớn đến tột cùng.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

“ Bác sĩ ơi phải đau thêm bao nhiêu nữa thì mới chết được ạ?”

Câu nói đó vang lên từ một đứa trẻ, ai mà không xót xa? Tâm hồn của em bị nhuốm màu lo sợ, em biết nghĩ suy về tiền viện phí, em biết xót xa khi nhìn hình ảnh tiều tụy của cha, biết thương xót cho những bệnh nhân như em. Những cảm xúc đó là quá tải với một đứa trẻ như em. Ẩn sâu trong sự dũng cảm là lo sợ về cái chết luôn hiện hữu, dường như, ngày nào em cũng chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết. Tác giả đã rất thành công khi miêu tả nhân vật Daum, tuy bất hạnh nhưng lại không khiến độc giả cảm thấy thương hại, ngược lại lại cảm thấy khâm phục trước tính cách mạnh mẽ của em. Bất hạnh có đấy, đau khổ có đấy, nhưng tất cả đều bị lu mờ bởi tâm hồn tuyệt đẹp của em.

Seung Ho một nhân vật phụ không được khắc họa nhiều, song cũng gây ấn tượng mạnh đối với độc giả. Là bạn cùng phòng của Daum, cậu bé được miêu tả rất nghịch ngợm và phá phách, rất nhiều lânn làm mẹ buồn. Cái chết đột ngột đến với em vào đúng lúc em đang hi vọng nhiều nhất, căn bệnh của em đang chuyển biết tốt. Chúa vẫn đưa em đi, để lại nỗi thương nhớ trong Daum, nhưng nói cho cùng cũng là để giải thoát cho một tâm hồn đã quá mệt mỏi và đau đớn.

Khi bất hạnh hay khổ đau đều phải nhường chỗ cho sự mạnh mẽ của con người

Các nhân vật trong tác phẩm đều được khác họa với tính cách mạnh mẽ, không chịu đầu hàng số phận. Người cha đã vượt qua những tủi hờn thời ấu thơ để có thể yêu đứa con của mình bằng cả tâm hồn. Anh đã giữ vững được đôi chân của mình cho đến tận những giây phút cuối cùng để làm điểm tựa cho đứa con. Ngay cả khi thần chết đang đeo đuổi sau lưng, anh vẫn không ngừng hi vọng về một mai căn bệnh của đứa con sẽ khỏi. Sự mạnh mẽ toát lên từ từng hành động, là khi anh bươn chải giữa núi rừng để tìm thuốc cho con, là những đêm trằn trọc không ngủ vì lo lắng, và cả những lần cố nén nước mắt để đứa con của mình không lo lắng mình. Hình ảnh của một người cha giàu nghị lực, bươn chải để kiếm tiền viện phí cho con không khỏi khiến độc giả xúc động. Và dường như sự mạnh mẽ ấy cũng được truyền cho đứa con. Như ngọn lửa hồng tuy chỉ nhen nhóm nhưng không bao giờ tắt, người con hướng về sự sống với sức mạnh phi thường, chưa một lần than vãn, chưa một lần bỏ cuộc, em bước những bước chân thật chậm để đón lấy ánh sáng của cuộc đời, cho đến khi thần chết cũng phải chịu thua em.Em đã sống sau hàng trăm lần đối diện với cái chết. Em đã đứng dậy sau hàng trăm lần bị đánh gục.

Và cuối cùng, “Bố con cá gai”- bản giao hưởng bất tử của tình cha con.

“ Giờ đây bố vĩnh viễn không được nhìn thấy con nữa rồi. Sẽ không thể nghe thấy giọng nói của con nữa. Sẽ không thể vuốt ve bàn tay ấm áp của con nữa. Cũng chẳng thể ôm chặt con vào lòng nữa rồi.

Nhưng mà con trai à, con là tất cả của bố

Dù có bố có chết nhưng không phải là chết đâu.

Người bố đã bỏ lại con trên đời này, sẽ mãi mãi sống ở trong tâm hồn con.”

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

Ai đó đã từng nói như thế này con người chỉ chết khi trong tâm hồn của những người đang sống không còn hình bóng của họ. Nếu có thứ gì được gọi là trường tồn, thì đó nhất định phải là tình cha con.

Ho Yeon, người cha vĩ đại nhất sánh ngang với cả thần thánh, vẻ đẹp của anh ánh lên tư tình yêu thương vô bờ bến của mình. Anh yêu con bằng tất cả những gì anh có, dù là thể xác hay tâm hồn, nghĩ suy hay tính toán, đứa con là tất cả những gì anh có.

Anh vừa làm cha vừa làm mẹ mà chăm sóc đứa con ốm yếu, cẩn thận từng li từng tý. Anh nai lưng mà dành dụm từng chút tiền cỏn con để chữa bệnh cho con. Anh ôm từng tia hi vọng nhỏ bé, sẵn sàng đánh đổi bất cứ điều gì để cho con được sống. Ho Yeon đã như đứt từng khúc ruột khi buộc phải để con xuất viện vì không tìm được tủy ghép. Tình yêu thương chia anh làm hai mảnh, nửa dằn vặt vì sự vô tích sự của mình, nửa mong muốn đứa con có thể sống những ngày tháng cuối đời thật hạnh phúc, không phải là cuộc đời bị giam lỏng nơi bệnh viện nồng nặc mùi thuốc sát trùng, mà là một cuộc đời thực sự.

Vì con, anh không còn sợ rắn độc, anh không còn lưu luyến Seol hoàng nhoáng mà lên rừng sinh sống. Cho đến cuối cùng, anh đã từ bỏ tất cả kể cả lòng tự trọng để có thể cứu sống đứa con của mình. Liệu có mấy người trên thế gian này sẵn sàng hiến tạng, hiến giác mạc để lấy tiền phẫu thuật cho con? Liệu có mấy ai từ bỏ cơ hội chữa bệnh của mình chỉ để con mình không lo lắng khi tiến hành phẫu thuật? Chúa mang đến sự sống cho con trai anh với ca ghép tủy thành công, nhưng lại để căn bệnh ung thư gan hoành hành anh, như một lời khẳng định, cuộc đời vốn dĩ chẳng bao giờ công bằng. Anh đã phải buông tay đứa con của mình và đẩy nó phía phía người mẹ đã từng bỏ rơi nó. Kết thúc một cuộc đời ngắn ngủi nhưng lại đẹp vô cùng, như con cá gai tự rời đi khi đứa con trưởng thành. Trên tất cả, bất hạnh hay nghị lực, tình yêu thương giữa hai con người lại vẫn còn sống mãi. Anh đã yêu con đến khi không thể, và Daum, có lẽ, ngay cả khi đặt chấn đến nước Pháp, trong suốt cuộc đời dài rộng sau này cũng không bao giờ quên người cha của mình. Họ đã nương tựa vào nhau để sống, chỉ bằng tình thương qua những năm tháng nhọc nhăn.

Và sau này, tình thương đó sẽ trở thành bất diệt. 

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI SHOPEE MUA SÁCH TẠI FAHASA  

The post Bố con cá gai – Bản giao hưởng bất tử của tình cha con appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/bo-con-ca-gai-ban-giao-huong-bat-tu-cua-tinh-cha-con.html/feed 0
Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian https://ebooktia.com/2022/02/mo%cc%a3t-thoang-ta-ruc-ro-o-nhan-gian.html https://ebooktia.com/2022/02/mo%cc%a3t-thoang-ta-ruc-ro-o-nhan-gian.html#respond Fri, 11 Feb 2022 09:00:35 +0000 https://ebooktia.com/?p=15950 “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” là lời thủ thỉ, là khúc…

The post Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
“Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” là lời thủ thỉ, là khúc giãi bày, là những lời tâm can đầy ập ký ức của một người con viết cho người mẹ vẫn còn đang sống.

Trong Nhật ký khóc thương, nhà phê bình học nổi danh người Pháp, Roland Barthes viết, “Nhà văn là người chơi đùa với thân thể mẹ mình, hòng tôn vinh nó, tô điểm nó”. Ocean Vương, nhà thơ trẻ gốc Việt với những bài thơ cháy bỏng, một tài năng văn chương đương đại, đã khẳng định vị thế nhà văn của mình, bằng Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian – cuốn tiểu thuyết tự thuật dưới dạng một lá thư đọc như một tập nhật ký rời rạc vừa chiêm nghiệm về thân thể mẹ mình, vừa để tụng ca nó.

Sinh ra trong một gia đình làm nông ở Sài Gòn vào năm 1988, năm hai tuổi, Ocean Vương cùng gia đình di cư sang Mỹ, đầu tiên sống trong trại tị nạn ở Philippines rồi được tị nạn chính trị và đến Hartford, Hoa Kỳ. Câu chuyện mà Vương kể trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian phần lớn lấy từ những chuyện có thật xảy đến với gia đình anh, là những lát cắt lấy ra từ đời ông ngoại, bà ngoại, mẹ anh. Tác phẩm như một lịch sử của ký ức, được truyền lại qua những câu chuyện bà và mẹ kể, qua những hồi tưởng của nhân vật chính, người có tên gọi ở nhà là Chó Con. Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một loạt những ký ức được lựa chọn để kể, mà ở nhiều trường đoạn, ký ức tràn ngập trong dòng văn tưởng chừng không cản nổi, như cơn lũ.

Đó là ký ức của một thằng bé xa lạ tìm một mối liên hệ với đất nước mới xa lạ, mà nó gần như trở nên vô hình. Đó là những trận đánh đập từ những kẻ bắt nạt ở trường mà nó phải chịu đựng khi tìm cách hòa nhập vào đời sống ở Mỹ. Đó là những sự kiện vụn vặt dở khóc dở cười của một gia đình nhập cư chỉ có đứa con đi học và biết nói, biết đọc, còn người mẹ “mồ côi” cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, chỉ bập bõm vài từ để giao tiếp. Đó là hình ảnh sống động của tiệm làm móng nơi người mẹ kiếm ăn độ nhật, nơi bà cả ngày cúi đầu vào chân người khác, nói xin lỗi, nơi ước mơ Mỹ được xây đắp và cũng tan vỡ, nơi bọn trẻ con Mỹ gốc Việt lớn lên, làm bài tập, ăn phở, chơi đùa. Đó là ký ức về cậu bạn trai đầu tiên, Trevor, người Chó Con quen khi đi làm thêm thu hoạch cây thuốc lá ở một trang trại ngoại ô Hartford. Mối tình ấy giờ đây khi nhớ lại khiến lá thư đầy ứ những hoài niệm vừa đẹp đẽ, vừa đau buồn.

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE   

một thoáng ta rực rỡ tác phẩm mới
Chiến tranh Việt Nam hằn dấu lên ký ức của bà của mẹ Chó Con, để lại sang chấn lên hành vi của họ. Những đám mây napalm trong tuổi thơ Việt Nam của bà mẹ vẫn trùm đen kịt bầu trời nước Mỹ. Mẹ Chó Con lúc nào cũng sợ tiếng súng và nhầm lẫn những tiếng động lớn, bao gồm cả tiếng pháo hoa, với tiếng súng. Và quả thực, cuộc chiến ấy, vẫn diễn ra hằng ngày trong đời sống của cả gia đình.

Mối quan hệ mẹ – con trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một mối quan hệ rất phức tạp: đầy yêu thương, mà cũng đầy bạo lực; đầy cảm thông, mà cũng đầy sang chấn. Người mẹ ấy có thể tát con tới tấp, có thể nhốt con dưới tầng hầm ẩm ướt, nhưng người mẹ ấy bao bọc cho đứa con khi dám bộc lộ giới tính thật của mình bằng vài câu nói đầy tình yêu: “Con khỏi cần đi đâu hết. Có con với mẹ thôi, Chó Con à. Mẹ còn ai đâu”. Họ chỉ có nhau trên đời.

Chó Con liên tục trích dẫn Barthes trong lá thư của mình. Barthes viết: “Không đối tượng nào ở trong mối quan hệ thường trực với khoái cảm. Tuy nhiên, đối với nhà văn, tiếng mẹ đẻ chính là một thứ như thế”.

Ocean Vương (tên tiếng ViệtVương Quốc Vinh;[1] sinh ngày 14 tháng 10 năm 1988) là một nhà thơ, nhà tiểu luận và tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt. Anh là người nhận được học bổng Ruth Lilly / Sargent Rosenberg năm 2014 từ Poetry Foundation, Giải thưởng Whites 2016 và Giải thưởng Eliot TS 2017 cho thơ của anh.[2] Cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh, Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian, được xuất bản vào năm 2019. Năm 2019, anh nhận giải MacArthur Fellowship, còn được gọi là “giải thiên tài”.

Tiểu sử

Vương sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam trong một gia đình nông dân trồng lúa. Năm 1990, anh di cư đến Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ với sáu người thân [2][3] sau khi sống một năm trong trại tị nạn ở Philippines.[4] Vương, người nghi ngờ gia đình anh mắc chứng khó đọc di truyền,[5] là người đầu tiên trong gia đình học đọc, khi anh mười một tuổi.[6]

Vương tự mô tả mình được phụ nữ nuôi nấng. Mẹ anh, một người thợ làm móng, đã đặt cho anh cái tên Beach. Trong một cuộc trò chuyện với khách hàng, mẹ của Vương đã phát âm từ “bãi biển” (beach) là “chó cái” (bitch). Khách hàng đề nghị cô sử dụng từ “đại dương” để thay thế cho “bãi biển”. Sau khi biết định nghĩa của từ Ocean, một vùng nước kết nối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bà đã đổi tên anh thành Ocean.[3]

Vương công khai nhận mình là đồng tính luyến ái.[7]

Rồi con cho mẹ biết sự thật.

Hôm đó là một ngày Chủ nhật xám xịt. Cả sáng trời cứ muốn mưa lớn. Kiểu ngày mà con đã hy vọng là mối liên kết giữa hai con người có thể được quyết định dễ dàng – một ngày thời tiết ảm đạm tới mức hai mẹ con mình sẽ nhẹ nhõm khi thấy nhau, một gương mặt thân quen đã trở nên lung linh hơn là ta vẫn nhớ vì đặt trên nền ánh ngày lạnh lẽo.

Trong quán Dunkin’ Donuts sáng trưng, giữa mẹ con mình là hai cốc cà phê đen bốc khói. Mẹ đăm đăm nhìn ra cửa sổ. Mưa quất xuống đường lên những xe cộ đi về từ buổi lễ nhà thờ trên đường Main. “Dạo này dân tình thích đi mấy cái SUV kia dữ.” Mẹ nhận xét đoàn xe đi qua quầy bán mang đi. “Ai cũng muốn ngồi càng cao càng tốt.” Mẹ nhịp nhịp tay trên mặt bàn.

“Mẹ lấy đường không?” con hỏi. “Hay lấy kem, à, hay mẹ ăn donut không? Ủa mà, mẹ thích bánh sừng bò…”

“Con muốn nói gì thì nói đi Chó Con.” Giọng mẹ lặng lẽ, nghèn nghẹn. Hơi nóng từ cốc cà phê làm vẻ mặt mẹ thay đổi luôn.

“Con không thích con gái.”

Con không muốn xài cái chữ tiếng Việt pê đê – mượn từ tiếng Pháp pédé, nói tắt của pédéraste. Trước thời Pháp chiếm đóng, người Việt Nam mình không có chữ chỉ những cơ thể lệch chuẩn – vì họ bị nhìn thấy như mọi cơ thể khác, có thịt da và chung nguồn cội – và con không muốn giới thiệu phần này của con người con bằng cái tính ngữ dành cho tội phạm.

Mẹ chớp mắt mấy cái.

“Con không thích con gái,” mẹ lặp lại, lơ đãng gật đầu. Con có thể thấy những chữ đó đi qua mẹ, ấn mẹ sâu vào ghế. “Vậy chớ con thích ? Con mới mười bảy tuổi đầu. Con không thích gì hết. Con không biết gì hết,” mẹ nói, tay cào lên bàn.

“Con thích con trai,” con nói, cố giữ giọng bình tĩnh. Nhưng câu nói trong miệng nghe trống rỗng. Cái ghế mẹ ngồi cót két khi mẹ chúi người tới.

“Sô cô la! Con muốn sô cô la!” Một đám con nít mặc áo thun màu xanh ngọc thùng thình, vừa hái táo về – nhìn mấy túi giấy đựng đầy táo là biết, lũ lượt kéo vào, tiếng rú rít hào hứng vang khắp quán.

“Con có thể đi, mẹ à,” con đề nghị. “Nếu mẹ không chấp nhận thì con có thể đi. Mẹ không phải lo về con nữa và cũng không ai cần phải biết đâu… Mẹ nói gì đi.” Trong cốc, bóng con lay động dưới con triều nước đen. “Đi mẹ.”

“Nói mẹ nghe,” mẹ nói đằng sau lòng bàn tay bụm lấy cằm, “giờ con sẽ bận đầm luôn phải không?”

“Mẹ…”

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE   

“Tụi nó sẽ giết con,” mẹ lắc đầu, “con biết mà.”

“Ai giết con?”

“Tụi nó giết mấy đứa bận đầm. Tin tức nói đầy. Con đâu biết con người ta thế nào. Con đâu biết tụi nó ra làm sao.”

“Con không có bận đầm đâu mẹ. Con hứa. Nghe nè, trước giờ con có bận đầm đâu, ha? Giờ sao lại bận làm chi?”

Mẹ nhìn vào hai cái hốc trên mặt con. “Con khỏi cần đi đâu hết. Có con với mẹ thôi, Chó Con à. Mẹ còn ai đâu.” Mắt mẹ đỏ hoe.

Đám con nít đầu kia quán đang hát bài “Old MacDonald Had A Farm”, giọng tụi nó, niềm hoan hỉ dễ có của tụi nó, sao mà xóc óc.

“Nói mẹ,” mẹ ngồi thẳng lên, vẻ lo âu trên mặt, “từ hồi nào vậy? Mẹ đẻ ra một thằng con trai khỏe mạnh, bình thường mà. Cái đó mẹ biết. Từ hồi nào?”

Hồi con sáu tuổi, học lớp một. Trường con học được cải tạo từ tòa nhà thờ phái Luther. Do khu nhà bếp sửa không bao giờ xong, nên bữa trưa luôn được phát ở phòng thể chất, vạch kẻ sân bóng rổ uốn cong dưới chân trong khi tụi con ngồi bên những bàn ăn tạm bợ: bàn học kê thành từng cụm. Mỗi ngày cấp dưỡng sẽ đẩy vào những thùng lớn đựng các suất ăn đông lạnh chỉ gồm một món: một cục nâu nâu đo đỏ trong một cái khay vuông trắng bọc màng bọc thực phẩm. Tụi con xếp hàng sau bốn lò vi sóng kêu o o suốt bữa trưa, chờ từng phần ăn một được hâm nóng rồi, keng một tiếng, bị đẩy ra, phồng rộp lên, bốc khói, vào đôi tay đợi sẵn của tụi con.

Con cầm cái khay cháo vuông ngồi xuống bên một cậu bé mặc áo thun có cổ vàng với mái tóc đen chải ngược ra sau. Cậu tên Gramoz và, về sau con được biết, gia đình cậu từ Albania đến Hartford sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng hôm đó mấy chuyện đó chẳng quan trọng gì. Quan trọng là cậu không có cái khay vuông trắng đựng thứ cháo xám, mà lại có một túi đồ ăn trưa màu ngọc lam trơn láng có khóa dán, và cậu lấy ra một khay đựng mấy cái pizza mini, mỗi cái nhìn như một món trang sức quá khổ.

“Ăn không?” cậu nói tự nhiên, cắn một miếng.

Con ngại không dám đụng vào. Gramoz thấy vậy liền cầm tay con, ngửa lên, rồi để vào một cái bánh. Bánh nặng hơn con tưởng. Và không hiểu sao vẫn còn ấm. Sau đó, mỗi giờ giải lao, con theo Gramoz đi bất cứ đâu. Dưới cậu hai nấc trên xà đu, sát gót chân cậu đang leo lên cầu tuột màu vàng uốn tròn, đôi Keds trắng cậu mang chớp lên mỗi bước.

Để trả ơn cậu bé đã cho con cái pizza mini đầu tiên trong đời, còn cách nào ngoài trở thành cái bóng của cậu?

Vấn đề là, lúc đó, tiếng Anh của con còn gần như là số không. Con không thể nói chuyện với cậu. Và dù có thì biết nói gì đây? Con đang theo cậu tới đâu? Tới mục đích nào? Có lẽ thứ con tìm kiếm không phải là điểm đến, mà chỉ là sự tiếp tục. Ở gần Gramoz là được ở lại trong phạm vi cử chỉ tốt bụng duy nhất của cậu, là được đi ngược thời gian, trở lại giờ trưa đó, với cái pizza nặng trên tay.

Một ngày, trên cầu tuột, hai má phồng lên đỏ lựng, Gramoz quay lại la lên, “Đừng có theo tao nữa, đồ điên! Mày bị gì vậy hả?” Không phải lời nói mà là đôi mắt cậu, nheo lại như thể đang nhắm bắn, khiến con hiểu ra.

Như một cái bóng bị cắt rời khỏi thân, con dừng lại trên đầu cầu tuột, nhìn mái tóc bóng mượt chải ngược của cậu nhỏ dần xuôi đường ống trước khi biến vào giữa những tiếng cười trẻ con, mất hút.

Khi con tưởng thế là xong rồi, thế là con đã trút xong những thứ trong lòng rồi, thì mẹ đẩy cốc cà phê qua bên, nói, “Giờ thì mẹ có cái này muốn nói với con.”

Hàm con nghiến lại. Đây có phải là trao đổi qua lại đâu, có phải là một vụ giao dịch đâu. Con gật đầu, giả là mình rất muốn nghe, khi mẹ nói.

“Con có một đứa anh.” Mẹ vén tóc khỏi đôi mắt không chớp. “Nhưng nó chết rồi.”

Đám trẻ vẫn còn đó nhưng con không nghe thấy những tiếng nói lí nhí, chóng tàn ấy nữa.

Con nhận ra mẹ con mình đang trao đổi sự thật, tức là đang cắt vào nhau.

“Nhìn mẹ đây. Con phải biết chuyện này.” Mẹ nghiêm mặt. Môi mím lại thành một đường tím.

Mẹ kể tiếp. Mẹ từng có một đứa con trai đang lớn lên trong mình, một đứa con trai mẹ đã đặt tên, một cái tên mẹ không chịu nói. Đứa con trai trong bụng mẹ bắt đầu nhúc nhích, tay chân nó khuôn theo vòng bụng mẹ. Và mẹ hát và nói chuyện với nó, như sau này với con, kể cho nó nghe những bí mật ngay cả chồng mẹ cũng không biết. Mẹ khi đó mười bảy tuổi và còn ở Việt Nam, bằng tuổi con lúc này đang ngồi trước mặt mẹ.

Hai bàn tay mẹ giờ cụp lại giống như ống nhòm, như thể quá khứ là thứ cần phải săn lùng cho ra. Bàn bên dưới mẹ ướt. Mẹ lấy khăn giấy lau, rồi nói tiếp, về năm 1986, năm có anh con, con trai mẹ. Về chuyện, bầu đến tháng thứ tư, khi khuôn mặt của đứa bé thành hình, thì chồng mẹ, ba con, bị bên nội ép, bắt mẹ phá thai.

“Không có gì ăn,” mẹ nói tiếp, vẫn bụm cằm phía trên bàn. Một người cần tới nhà vệ sinh xin phép đi qua. Mẹ nhích qua mà không nhìn lên. “Người ta phải độn mùn cưa vô cơm. Có chuột để mà ăn là mừng.”

Mẹ chọn từng chữ cẩn thận, như thể câu chuyện là đốm lửa mẹ nâng niu trước gió. Đám trẻ cuối cùng cũng đi – chỉ còn hai cụ ông cụ bà ngồi lại, hai nhúm tóc trắng lấp ló sau hai tờ báo.

“Không như anh con,” mẹ nói, “con chỉ sinh ra khi ba mẹ biết chắc là con sống được.”

Mấy tuần sau khi Gramoz cho con cái pizza mini đó, mẹ mua con chiếc xe đạp đầu tiên: một chiếc Schwinn hồng chói có hai bánh phụ cùng với túm đuôi nheo màu trắng ở hai đầu tay cầm kêu loạt xoạt, như những chùm bông cổ động nhỏ xíu, cả khi con đạp với vận tốc đi bộ, mà thường là thế. Xe màu hồng vì màu hồng rẻ nhất trong cửa hàng.

Chiều hôm đó, khi đang đạp trong bãi đậu xe chung cư, chiếc xe bị chận lại. Con nhìn xuống thì thấy một đôi tay đang túm lấy ghi đông. Tay một thằng nhóc, chừng mười tuổi, cái mặt mập ú mướt mồ hôi cắm chình ình trên một thân hình núc thịt. Trước khi con kịp hiểu sự tình, chiếc xe đã bay ngược ra sau và con té đập mông xuống mặt đường. Mẹ đã chạy lên lầu ngó ngoại. Bước ra từ sau lưng thằng kia là một thằng nhỏ hơn mặt như mặt chồn. Thằng mặt chồn la lớn, nước miếng văng trước mặt nó màu cầu vồng dưới ánh nắng xiên khoai.

Thằng mập lôi ra cái móc chìa khóa rồi bắt đầu cạo lớp sơn trên xe đạp con. Sơn tróc ra dễ dàng thành những túm lửa hồng. Con ngồi đó, nhìn những hạt bụi hồng lả tả trên nền bê tông trong lúc thằng kia rạch chìa khóa lên xương của chiếc xe. Con muốn khóc nhưng vẫn chưa biết khóc bằng tiếng Anh. Nên con chẳng làm gì.

Đó là ngày con biết được rằng màu có thể nguy hiểm thế nào. Rằng một thằng nhóc có thể bị đánh văng khỏi cái màu đó và buộc phải suy ngẫm về vi phạm của mình. Ngay cả khi màu sắc chẳng là gì ngoài những gì ánh sáng cho ta thấy, thì cái chẳng là gì đó cũng có luật riêng, và một thằng con trai đi xe đạp hồng cần được dạy, trên hết, về luật của trọng lực.

Đêm đó, trong căn bếp dưới ánh bóng đèn tròn không chao, con quỳ bên mẹ nhìn mẹ quệt từng vệt dài, với sự chính xác nhà nghề, sơn đè lên những đường thẹo màu xanh côban trên thân xe, chai sơn móng màu hồng mẹ cầm vững vàng trong tay.

“Ở bệnh viện, người ta đưa mẹ hũ thuốc. Mẹ uống một tháng. Để cho chắc. Sau một tháng, đáng lẽ mẹ phải cho ra nó – anh con.”

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE   

Con muốn về, muốn nói mẹ thôi. Nhưng cái giá của việc thú nhận, con đã học được, là mình sẽ có một câu trả lời.

Sau một tháng uống thuốc, khi anh con đáng lẽ phải ra rồi, thì mẹ thấy đau xé trong bụng. Người ta mau mau đưa mẹ trở vô bệnh viện, lần này vào khu cấp cứu. “Mẹ thấy anh con đạp trong lúc người ta đẩy mẹ qua những căn phòng xám ngoét tường bong tróc. Bệnh viện vẫn còn mùi khói và xăng sau cuộc chiến.”

Chỉ tiêm có Novocain giữa hai đùi mẹ, các y tá đưa vào một thứ dụng cụ dài bằng kim loại và cứ thế “nạo con của mẹ ra khỏi mẹ, như người ta nạo hột đu đủ”.

Chính hình ảnh đó, cái sự tầm thường thực tế của nó, việc gọt trái cây mà con đã thấy mẹ làm cả ngàn lần, cái muỗng trượt theo phần lòng trái đu đủ màu cam như màu thịt, từng đám hột đen dính nhau rớt bộp xuống bồn rửa thép, chính điều đó khiến con chịu không nổi. Con trùm cái nón áo nỉ trắng qua đầu.

“Mẹ thấy nó, Chó Con à. Mẹ thấy thằng con mẹ, chỉ thoáng thấy thôi. Một đám nâu nâu chuẩn bị vào thùng rác.”

Con vươn tay chạm vào bên cánh tay mẹ.

Ngay lúc đó, một bài hát của Justin Timberlake vang lên trên loa, những âm gió mong manh luồn qua những tiếng gọi cà phê, bã cà phê đập đánh thịch xuống thùng rác cao su. Mẹ nhìn con, rồi nhìn ra sau con.

Khi đôi mắt mẹ quay về, mẹ nói, “Lần đầu mẹ nghe Chopin là ở Sài Gòn. Con biết không?” Tiếng Việt của mẹ bỗng nhẹ bẫng, lâng lâng. “Mẹ chắc chừng sáu bảy tuổi gì đó. Có ông đó ở bên kia đường, là một nghệ sĩ dương cầm học ở Paris. Ổng để cây Steinway ở sân và hay chơi vào buổi tối, để cửa mở. Con chó của ổng, ổng có con chó đen nhỏ, cao chừng này, hay nhổm lên rồi nhảy. Hai cái chân ốm nhách như cái que đi vòng vòng trong đám bụi nhưng ông kia chả bao giờ để ý mà chỉ nhắm mắt chơi nhạc. Đó là quyền năng của ổng. Ổng không quan tâm tới phép màu tạo ra từ bàn tay mình. Mẹ ngồi ngoài đường và xem cảnh mà mẹ đã cho là phép màu: âm nhạc biến một con thú thành người. Mẹ nhìn con chó lòi hết xương sườn ra đó nhảy theo nhạc Pháp và nghĩ điều gì cũng có thể xảy ra. Bất cứ điều gì.” Mẹ đan tay vào nhau trên bàn, một cử chỉ vừa buồn bã lẫn bồn chồn. “Ngay cả khi ổng ngừng chơi, đi tới chỗ con chó đang ngúc ngoắc đuôi và đặt miếng đồ ăn vào cái miệng há ra của nó, một lần nữa chứng tỏ chính cái đói, chỉ cái đói chứ không phải âm nhạc, đã cho con chó khả năng của con người, thì mẹ vẫn tin. Rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.”

Cơn mưa ngoan ngoãn bắt đầu lớn lên lại. Con ngả người ra và nhìn những cửa sổ cong đi trong mưa.

Đôi lần, khi bất cẩn, con nghĩ sống sót là việc đơn giản thôi: mình chỉ cần cứ thế tiến tới với những gì mình có, hoặc những gì còn lại từ những gì mình được từ đầu, cho tới khi có sự thay đổi – hay tới khi mình nhận ra, rốt cuộc, là mình có thể thay đổi mà không biến mất, rằng tất cả những gì mình phải làm là chờ tới khi cơn bão đi qua mình và mình thấy – phải – tên mình vẫn còn gắn vào một sinh vật đang sống.

Vài tháng trước khi mẹ con mình nói chuyện với nhau trong Dunkin’ Donuts, một cậu bé mười bốn tuổi ở miền quê Việt Nam bị tạt axít vào mặt sau khi nhét thư tình vào hộc bàn một cậu bạn. Hè năm ngoái, một người quê Florida hai tám tuổi tên Omar Mateen bước vào hộp đêm ở Orlando, giương khẩu súng trường tự động và xả đạn. Bốn mươi chín người bị giết. Đó là một hộp đêm cho dân gay và những cậu bé ở đó, vì họ đúng là những cậu bé – những đứa con trai, những cậu thiếu niên – trông giống như con vậy: một thứ có màu sinh ra từ cùng một mẹ, lần mò trong bóng tối, dò dẫm lẫn nhau, kiếm tìm hạnh phúc.

Đôi lần, khi bất cẩn, con tin rằng vết thương cũng là nơi mà da gặp lại mình, bờ này hỏi bờ kia, mày đã ở đâu?

Mình đã ở đâu, hả mẹ?

Một nhau thai nặng trung bình khoảng hơn nửa ký. Một cơ quan dùng rồi bỏ, chuyển chất dinh dưỡng, hoóc-môn và chất thải qua lại giữa người mẹ và thai nhi. Theo cách này, nhau thai là một dạng ngôn ngữ – có lẽ là thứ ngôn ngữ đầu tiên của chúng ta, tiếng mẹ đẻ theo đúng nghĩa của nó. Vào tháng thứ tư hoặc năm, nhau thai của anh con đã hoàn thiện. Mẹ và anh khi đó đã trò chuyện với nhau – những lời bằng máu.

“Nó về gặp mẹ, con biết đó.”

Ngoài kia mưa đã tạnh. Bầu trời là một cái tô úp sạch trơn.

“Về gặp mẹ?”

“Anh con, nó về gặp mẹ trong mơ, chừng một tuần sau khi mẹ rời viện. Nó ngồi ngoài bậc cửa. Mẹ với nó ngó nhau một hồi, rồi nó chỉ quay người đi mất, đi xuôi hẻm. Mẹ nghĩ nó chỉ muốn thấy mặt mũi của mẹ, muốn thấy mẹ nó trông như thế nào. Mẹ chỉ mới là một đứa con gái. Trời ơi… trời, mẹ mới mười bảy thôi.”

Ở đại học, đi lạc đề giữa một bài giảng về Othello, một vị giáo sư từng quả quyết rằng, theo ông ta thấy, người đồng tính nam đều mắc bệnh yêu bản thân từ trong bản chất, và thói tự luyến công khai thậm chí còn có thể là dấu hiệu đồng tính luyến ái ngầm ở những người đàn ông vẫn chưa chấp nhận “xu hướng” của mình. Ngay giữa lúc con ngồi tức tối trên ghế, ý nghĩ đó cũng không thôi đào sâu vào con. Có thể nào, bao nhiêu năm trước, con đã đi theo Gramoz ngoài sân trường đơn giản là vì cậu là con trai, và do đó là tấm gương phản chiếu chính con?

Nhưng nếu là thế – thì sao lại không? Có khi ta soi gương không phải chỉ để tìm cái đẹp, dù có hão huyền đến đâu, mà để chắc chắn, dù đã rất rõ ràng, là ta vẫn còn đây. Rằng cơ thể bị săn lùng mà ta cư ngụ vẫn còn chưa bị hủy hoại, nạo bỏ. Thấy rằng mình vẫn là mình chính là một chốn ẩn náu mà những ai chưa từng bị phủ nhận thì không thể biết đến.

Con đọc được rằng trong suốt lịch sử cái đẹp luôn bắt người ta sao chép lại. Chúng ta nhân thêm bất cứ thứ gì cho chúng ta khoái cảm thẩm mỹ, dù là cái bình, bức tranh, ly rượu, hay bài thơ. Chúng ta sản sinh thêm vật đó để giữ nó, mở rộng nó qua không gian và thời gian. Nhìn ngắm thứ cho ta khoái cảm – một bức tranh tường, một dãy núi màu đỏ đào, một cậu con trai, nốt ruồi trên quai hàm cậu – tự thân điều đó đã là sao chép: hình ảnh được lưu lại trong mắt, nhân thêm và gìn giữ nó. Soi mình trong gương, con sao chép chính mình cho một tương lai con có thể không tồn tại. Và đúng vậy, bao nhiêu năm trước, cái con muốn ở Gramoz không phải là miếng pizza mini, mà là sự sao chép. Vì món quà của cậu đã mở rộng con thành một thứ gì đó xứng đáng nhận được sự hào phóng và, do đó, được nhìn thấy. Chính sự nhân thêm đó là thứ con muốn gìn giữ, muốn quay trở lại.

Không phải ngẫu nhiên đâu mẹ, mà dấu phẩy nhìn giống một thai nhi – cái nét cong đánh dấu sự tiếp diễn ấy. Chúng ta đều từng nằm trong bụng mẹ, và bằng toàn bộ cái tôi cong lại và lặng lẽ, thốt lên: thêm nữa, nữa, nữa. Con muốn quả quyết rằng việc ta đang sống đã là đủ đẹp đẽ đáng sao chép lại. Và thế thì sao? Cứ cho là con chỉ dùng được cuộc đời này vào một việc là nhân nó lên thêm nữa, thì sao?

“Mẹ muốn ói,” mẹ nói. “Hả?”

“Mẹ sắp ói.” Mẹ bật dậy rồi chạy vào nhà vệ sinh.

“Trời đất, mẹ nói thật hả,” con nói, đi theo mẹ. Trong nhà vệ sinh, mẹ quỳ bên cái bồn cầu duy nhất và ngay lập tức ộc ra. Dù tóc mẹ đã búi lại, con vẫn quỳ xuống và lấy hai ngón tay vén ra sau ba bốn sợi tóc rủ xuống của mẹ, một hành động mang tính gần như quy ước. “Mẹ có sao không?” con nói với cái gáy mẹ.

Mẹ lại ọe, lưng mẹ co thắt dưới bàn tay con. Chỉ tới khi thấy bồn tiểu bên đầu mẹ vương vãi những sợi lông con mới nhận ra là nhà vệ sinh nam.

“Để con mua chai nước suối.” Con vỗ lưng mẹ rồi đứng lên.

“Không,” mẹ gọi theo, mặt đỏ bừng, “nước chanh. Kêu cho mẹ nước chanh.”

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE   

Mẹ con mình rời Dunkin’ Donuts nặng nề hơn vì những gì đã biết được về nhau. Nhưng mẹ không biết rằng, thực ra, con đã mặc đầm – và sẽ làm vậy nữa. Rằng vài tuần trước, con đã mặc bộ đầm đỏ rượu nhảy trong một nhà kho phơi thuốc lá cũ, trong khi bạn con, một cậu trai lêu nghêu với đôi mắt vằn đỏ, choáng váng ngồi xem. Con đã tận dụng cái đầm trong tủ đồ của mẹ, cái đầm mẹ mua nhân dịp sinh nhật lần thứ ba lăm nhưng không bao giờ mặc. Con xoay tít trong lớp vải mỏng tang trong khi Trevor, chễm chệ trên một chồng lốp xe, vừa rít từng hơi cần sa vừa vỗ tay, xương đòn của bọn con sáng gắt dưới ánh hai cái điện thoại di động để dưới sàn nhà đầy xác ngài chết. Trong nhà kho đó, lần đầu tiên trong nhiều tháng, bọn con không sợ ai cả – ngay cả chính mình. Mẹ lái chiếc Toyota về nhà, con im lặng ngồi ghế bên cạnh. Có vẻ tối nay mưa sẽ quay lại và cả đêm thành phố sẽ được gột rửa, hàng cây dọc theo xa lộ rỏ nước xuống bóng đêm loang loáng. Lúc ăn tối, con sẽ kéo ghế ngồi xuống và, trong lúc lột nón áo nỉ ra, một cọng cỏ khô ở nhà kho dính lại mấy tuần qua sẽ lòi ra từ trong mái tóc đen. Mẹ sẽ với tay qua, phủi nó đi, rồi lắc đầu trong khi ngắm nhìn đứa con trai mẹ đã quyết định giữ lại.

The post Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/mo%cc%a3t-thoang-ta-ruc-ro-o-nhan-gian.html/feed 0
Review sách Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng https://ebooktia.com/2022/02/review-sach-ra-bo-suoi-ngam-hoa-ken-hong.html https://ebooktia.com/2022/02/review-sach-ra-bo-suoi-ngam-hoa-ken-hong.html#respond Wed, 09 Feb 2022 06:49:40 +0000 https://ebooktia.com/?p=14003 “Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng” là cuốn sách mới nhất của tác…

The post Review sách Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
“Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng” là cuốn sách mới nhất của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, mình đã đọc xong cuốn sách này từ mấy ngày trước nhưng hôm nay mới có thời gian ngồi viết review cho ai có ý định tìm đọc cuốn sách này nhé.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

Sau “Tôi là Bê Tô“, “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ“, “Chúc một ngày tốt lành“, “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng“… thì “Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng” là cuốn sách tiếp theo Nguyễn Nhật Ánh viết về các loài động vật. Bối cảnh vẫn là một khu vườn nhỏ nhưng xinh đẹp và đáng yêu như một khu vườn địa đàng giáp ranh với bờ suối, khu rừng và biển khơi. Đây là nơi trú ngụ những nhân vật: gà Mắt Tròn mới lớn mộng mơ, gà choai Cánh Cam luôn kiêu hãnh, vịt Gì Cũng Biết nhà văn, thằng cún Su Su mê chơi ham ngủ, cô bồ câu Áo Tim luôn lắng nghe mọi nỗi niềm, bác Ngựa Ô hiểu biết và từng trải, bác Chó Tai Dài luôn khiến mọi người cảm thấy an tâm…

Tất cả nhân vật đều có những tính cách nổi bật, cảm xúc riêng biệt và cách nhìn nhận cuộc sống cũng khác nhau… Từ đó tạo nên một xã hội thu nhỏ có đủ những mâu thuẫn tình cảm, sự rối ren trong “xã hội” và cả sự hiểm nguy luôn rình rập bên ngoài.

Nhưng không vì những phức tạp đó mà tác giả – hay chính những nhân vật trong truyện quên đi những điều tươi đẹp ở nơi này. Con gà Mắt Tròn không bao giờ ngừng mê mẩn bụi hoa kèn hồng bên bờ suối, chàng nhạc sĩ Ánh Sao lúc nào cũng da diết những bản nhạc của mình với vạt cỏ non và hạt sương đêm, thằng cún Su Su lúc nào cũng tìm thấy niềm vui thích trong giấc ngủ, quả mướp khô, những đôi dép và người bạn của nó – thằng cáo Mõm Nhọn…

Sự đan xen những câu chuyện dễ thương của đám trẻ con và những thanh niên mới lớn với những căng thẳng về sự an nguy của mọi người trong khu vườn sẽ khiến độc giả đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Nhưng nhìn chung những cảm xúc này vẫn khá êm đềm, đủ cho tâm hồn chúng ta dậy lên những cơn sóng nhẹ chứ không cuồn cuộn thành bão lớn.

Vì “Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng” là cuốn sách dành cho tuổi mới lớn, nên nó vô cùng trong trẻo và không chút nặng nề – cho dù trong đó có những cuộc chia ly. Nó cũng dạy cho tuổi mới lớn những bài học về sự kiên nhẫn như con gà Mắt Tròn đợi chàng gà choai trưởng thành, về đức hy sinh của những bà gà mẹ, vịt mẹ, về lòng chính trực và dũng cảm của người hết lòng bảo vệ khu vườn như bác Tai Dài…

Khép lại cuốn sách, nó cho chúng ta có một chút hồi tưởng về tuổi mới lớn. Đây sẽ là cuốn sách giúp người ta tạm gác những lo toan và bộn bề để được hồn nhiên như trẻ thơ, được ảo mộng trong thế giới có những con vật biết nói và sống tình cảm hệt như con người. Rồi biết đâu, khi gấp lại cuốn sách, bạn sẽ biết yêu hơn mọi thứ tươi đẹp xung quanh: từ khu vườn nhỏ đến bụi hoa nhiều ngày mới nở, ánh sao đêm lấp lánh và cả bé thú cưng của bạn thì sao?

Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam.  Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,… Năm 13 tuổi, ông đã có thơ đăng báo. Năm 1984, tác phẩm truyện dài đầu tiên Trước vòng chung kết đã định vị tên tuổi của ông trong lòng độc giả và kể từ đó, ông tập trung viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.

Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn TP HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH TÂM SỰ VỀ TÁC PHẨM “RA BỜ SUỐI NGẮM HOA KÈN HỒNG”:

– Trong thời gian dịch bệnh, cuộc sống trở nên trầm uất, nặng nề, mọi sinh hoạt đều xáo trộn, lại thêm những đau thương, mất mát khiến tất cả chúng ta đều thấy lòng hoang mang, nặng trĩu, bất an. Nhưng cho dù hoàn cảnh nghiệt ngã đến mấy, chúng ta vẫn phải sống tiếp. Người nông dân tiếp tục trồng trọt, người công nhân tiếp tục sản xuất. Nhạc sĩ sáng tác ca khúc, họa sĩ vẽ tranh, nhà văn viết văn… Đó là cách chúng ta vượt qua khó khăn, là cách chúng ta chiến thắng dịch bệnh để cuộc sống luôn tiến về phía trước. Chúng ta đâu có thể ngưng sống, ngưng làm việc để chờ dịch bệnh qua đi. Khi cặm cụi trên những trang văn, tôi chỉ nghĩ giản dị như vậy.

– Xưa nay tôi vẫn viết đều đặn mỗi ngày. Trong mùa dịch, nhịp sáng tác của tôi không bị ảnh hưởng nhiều về mặt thời gian. Nhưng về tinh thần thì đúng là rất khó giữ sự điềm tĩnh. Khi nhà thơ – họa sĩ tài hoa Lê Thánh Thư, một người bạn thân thiết của tôi đột ngột qua đời vì Covid-19, tôi đã bị sốc một thời gian dài. Lúc đó, tôi không thể bình tĩnh để làm bất cứ chuyện gì. Nhưng rồi tôi biết mình không thể để nỗi buồn cầm chân mãi. Nếu tôi không nhúc nhích một ngón tay nào thì không ai có thể giúp tôi nhấc mình lên khỏi nỗi buồn được. Thế là tôi lại ngồi vào bàn. Tôi tin làm việc là cách tốt nhất để chữa lành vết thương trong tâm hồn mình.

– Tôi viết tác phẩm này từ tháng 3. Tôi chọn viết về các con vật để tìm thấy sự bình yên, mặc dù trước đó tôi đã nghĩ đến một cuốn sách khác. Thế giới hồn nhiên, rộn ràng, tươi vui của các con vật ngộ nghĩnh giúp tâm hồn tôi lấy lại thăng bằng. Đối với tôi, đó giống như một liệu pháp tinh thần. Tôi hy vọng bạn đọc khi đọc cuốn sách này cũng sẽ thấy bình yên và ấm áp hơn trong những ngày tháng này.

– Hơn nữa, truyện về các con vật cũng là thể loại phù hợp với trẻ em. Đến mức nhiều người vẫn gọi truyện về đề tài này là “truyện đồng thoại”, mặc dù nghĩa ban đầu của “truyện đồng thoại” là “chuyện kể cho trẻ em” (chứ không chỉ là “chuyện về các con vật”), cũng như “đồng dao” là “câu hát cho trẻ em” vậy.

Nhận định của nhà thơ Ý Nhi về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh:

“Cái khả năng ‘hô biến’ của nhà văn thật kỳ lạ. Đã bao lần, qua những trang sách của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã làm cho những ngõ xóm, những khu chợ, những ngọn đồi, những vòm cây, thậm chí một góc nhỏ trong ngôi nhà… thành một xứ thần tiên. Nguyễn Nhật Ánh là một nhà thơ, một nhà thơ từ trong bản chất, trong tâm thái. Chính tư chất thi sĩ này đã làm nên thành công cho những áng văn xuôi thơ mộng của anh.Nguyễn Nhật Ánh từng nói: “Yếu tố quyết định của một nhà văn viết cho trẻ em nằm ở chỗ tác giả có thể chạm vào tâm hồn của trẻ em hay không”. Tôi nghĩ, khi chạm được vào tâm hồn trẻ em cũng là khi nhà văn đã chạm vào tâm hồn của người lớn.

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

Nhận định của KAITLIN REES, nhà thơ, dịch giả người Mỹ (Nhã Thuyên chuyển ngữ):

“Ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh đầy khả năng thuyết phục và lôi cuốn, với sự chi chút bền bỉ dành cho những chi tiết liên quan đến thế giới tự nhiên, trong vẻ đẹp được gọi tên chính xác của thế giới ấy. Thế giới hư cấu của Nguyễn Nhật Ánh dường như được sinh và dưỡng bởi mạch đất quê – là những gì thế giới ấy vun trồng và được vun trồng trên đó.

Dẫu không từng lang bang bước chân thơ trên những mảnh đất này, tôi có cảm giác mình vẫn trải nghiệm những luồng hơi ấm mơ mòng của hoài nhớ. Trang viết của Nguyễn Nhật Ánh mang lại cho ta những ngỡ ngàng ấy – cho bạn, những người có thể đã sống qua những nơi chốn ông viết về, và cho tôi, kẻ biết nhiều hơn từ một sự đọc nghiền ngẫm.

Sau rất nhiều tháng chìm trong những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh, tôi biết rằng chuyện trải nghiệm niềm hoài nhớ cho một nơi chốn ta chưa từng ở là có thể và hữu thực. Và hơn thế, có thể là thiết yếu.”

THƠ trong tác phẩm:

Có gì đâu! Đâu có gì đâu!

Thời gian như nước chảy qua cầu

Bờ cỏ không còn in dấu cũ

Vườn địa đàng kia táo đã sâu.

Có gì không? Không có gì đâu!

Tem chưa đóng dấu đã phai màu

Đường đi không tới đành quay lại

Cuộc sống chưa xong lại bắt đầu.

Có gì chăng? Chẳng có gì đâu!

Chỉ là hai chiếc bóng bên nhau

Chiếc tan chầm chậm khi chiều xuống

Một chiếc chưa tan đã đổi màu.

Có gì tôi? Tôi có gì em?

Chỉ là sợi khói chớm bay lên

Em tôi cay mắt mà tôi khóc

Sỏi đá đôi khi cũng rất mềm.

Có gì em? Em có gì tôi?

Chỉ là bóng nắng chiếu nghiêng thôi

Đến khi nắng tắt thì sương xuống

Chắc tại thu về nên lá rơi!

oOo

Đêm hái lời chim dành tặng ban mai

Đêm xâu cho anh một tiếng thở dài

Đêm trồng tặng em một mùa hoa cúc

Để em nhìn hoa nhớ chiều đã khuất.

Đêm mọc giùm anh sợi tóc thời gian

Đêm chảy giùm em lệ của địa đàng

Dắt díu nhau qua những ngày nương náu

Gọi người ta yêu là người yêu dấu

Đêm ủ giùm em hoa trái ban ngày

Nuôi nấng giùm anh men của cơn say

Lời của đêm đen không hề gian dối

Tự giấu mình đi, đêm làm bóng tối…

Một số trích đoạn từ sách:

“Tắm mình trong suối âm thanh, vẫn là những điệu buồn quen thuộc, nhưng đêm nay Mắt Tròn thấy tâm hồn mình như bay lên. Âm nhạc như một bàn tay vô hình đã nâng đỡ nó, lên cao, lên cao mãi. Cao hơn nỗi buồn, cao hơn những phiền muộn vẫn dày vò nó trong những ngày qua.

Nỗi buồn, ờ thì nó vẫn ở đó, trong trái tim Mắt Tròn, nhưng nó không làm trái tim con gà xây xát nữa. Mắt Tròn ngạc nhiên nhận ra nỗi buồn có thể phát sáng, trở nên đẹp đẽ dưới sự vỗ về của âm nhạc.

Tiếng đàn của chàng nhạc sĩ giang hồ đã sưởi ấm con gà, đã an ủi nó thật nhiều trong đêm hôm đó.

Mắt Tròn neo mình trên cỏ, bất động, lặng thinh, đầy xao xuyến. Nó lắng nghe tiếng đàn, cảm tưởng đang lắng nghe chính bản thân nó, bắt gặp mình đang xúc động.

Có lẽ bạn cũng thế thôi, khi nỗi buồn trong lòng bạn được âm nhạc chắp cánh, nó sẽ thăng hoa. Thay vì nhấn chìm bạn, nỗi buồn sẽ giúp bạn giàu có hơn về cảm xúc. Nó trở thành một giá trị và bạn chợt nhận ra nó là một phần thanh xuân của bạn.”

oOo

Nhà tâm lý Áo Tím không biết Mắt Tròn là con gà đã ngấp nghé trưởng thành. Từ hôm nó nức nở khen chàng gà choai “Em chưa thấy ai có bộ lông đẹp như vậy”, Mắt Tròn đã thấy cuộc sống hiện ra trong một dáng vẻ khác. Cuộc sống từ lúc đó không chỉ được định nghĩa bằng thóc hay hạt ngô nữa. Nó nhận ra còn có những thứ kỳ diệu hơn và lấp lánh hơn trong thế giới này. Nó trở thành một con gà mơ mộng.

Dĩ nhiên cho tới lúc đó Mắt Tròn vẫn chưa biết đánh vần chữ “yêu”, nhưng những lời du dương của cô bồ câu khiến nó áp cả hai chiếc cánh ngắn lên lồng ngực. Nó nghe ngực mình thật ấm áp. Nó cảm nhận được, ngay lúc này đây, trái tim nhỏ bé của nó đang được sưởi ấm bởi điều gì. Ngọn lửa đó, chắc sẽ không bao giờ tắt? Cô gà mới lớn ngước mắt nhìn lên trời, hồi hộp nghĩ. Có phải nó đang cầu nguyện không nhỉ?

oOo

Ờ, chắc vì Mắt Tròn không còn bé nữa. Bây giờ nó đã là cô gà mới lớn. Gà hay người gì cũng thế, cứ đến ngưỡng tuổi này là lòng đầy xáo trộn. Bao nhiêu cảm xúc mới mẻ ùa tới khiến trái tim bỗng dưng chênh vênh chập chờn nức nở. Chị Ngần mỗi khi gặp anh cu Hiên chắc cũng thế. Chị bảo lúc đó tim chị loạn nhịp.

Thỉnh thoảng Mắt Tròn thiếp đi trong chốc lát. Trong những giấc ngủ ngắn ngủi đó, bao giờ nó cũng nằm mơ thấy Cánh Cam. Chàng gà choai dẫn nó đi tha thẩn ngoài đồng cỏ, chui qua mấy bụi lau trắng, rồi cứ thế đi mãi. Đồng cỏ cứ kéo dài ra, cả buổi chiều cũng kéo dài ra theo từng bước đi của tụi nó. Chỉ đến khi tới được chỗ cây kèn hồng cạnh bờ suối thì cả hai dừng lại, chẳng biết tại sao. Có thể hai đứa đã mỏi chân sau khi băng qua một quãng đồng dài. Cũng có thể hoa kèn hồng đẹp quá. Cái đẹp đã níu chân hai con gà lãng mạn.

oOo

Mắt Tròn trả lời câu hỏi của cô bồ câu bằng một câu hỏi khác:

– Nếu mình trót thích một ai đó thì mình luôn thấy buồn phải không cô?

Cô bồ câu lẩm bẩm:

– Tuổi biết buồn đây mà.

– Cô nói gì ạ?

– À không. Ý ta muốn nói đó là nỗi buồn vu vơ.

– Vu vơ ạ?

– À không. – Trong vòng ba mươi giây mà cô bồ câu nói “à không” tới những hai lần, có nghĩa là cô đang phải giằng co với các câu chữ trong đầu mình. Cô đang tìm cách diễn đạt thế nào cho một hòn đá cũng có thể hiểu được – Con à, tất cả sinh vật trên đời này chỉ ở một trong hai trạng thái thôi: sống hoặc chết. Sống tức là làm một điều gì đó, ấp ủ một ước mơ nào đó và yêu thích một ai đó. Còn chết là thôi làm một điều gì đó, thôi ấp ủ một ước mơ nào đó và vẫn tiếp tục yêu thích một ai đó.

– Nghĩa là sao ạ?

– Nghĩa là tình cảm là thứ vẫn tiếp tục sống ngay cả khi chúng ta đã chết đi. Nguyễn Du viết “khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” là vậy.

Cô bồ câu nói sâu xa quá khiến con gà ngẩn ngơ.

– Con không hiểu, thưa cô. – Mắt Tròn lí nhí, quên cả hỏi Nguyễn Du là ai.

Cô bồ câu đột nhiên lúng túng. Cô chợt nhận ra đây là đề tài phức tạp đến mức cô càng muốn nói một cách dễ hiểu thì càng khiến nó thêm khó hiểu.

oOo

Bạn đã bao giờ thử thăm dò lòng mình chưa? Nếu một ngày nào đó bạn thử nhìn sâu vào đáy tâm tư của mình như Mắt Tròn đang làm lúc này, bạn sẽ nhận ra không phải lúc nào bạn cũng có thể thấy rõ được thứ gì đang cất giấu trong đó.

Đôi khi nhiều loại cảm xúc chi phối bạn cùng một lúc. Chúng đan cài vào nhau như những mắt lưới, và trái tim của bạn bị thít chặt. Như lúc này đây, con gà không biết nó đang có thứ gì nhiều nhất trong lòng mình. Sự xao xuyến? Cảm giác bồi hồi? Sự ngóng trông hình như cũng có dính líu vào. Có cả nỗi hoang mang nữa.

Có lẽ cô bồ câu nói đúng. Mắt Tròn phiền muộn nghĩ.

oOo

Dưới bóng cây muồng vàng, cô bồ câu kín đáo liếc con gà. Cô biết con gà đang yêu, mặc dù có lẽ nó chưa biết thế nào là yêu. Có nên nói về tình yêu với nó không nhỉ? Cô băn khoăn nhủ bụng. Cô nhớ cô từng ở tuổi của con gà trước mặt. Ờ, lúc đó cô là cô bồ câu mới lớn, lòng đong đầy những nỗi buồn không tên. Y như con bé Mắt Tròn bây giờ.

Chỉ có tình yêu mới choán chỗ trong trái tim ta nhiều đến thế, ngay cả khi tình yêu ấy chỉ mới chập chững những bước đầu tiên. – Cô bồ câu tiếp tục tư lự – Tình yêu hẳn nhiên là quà tặng của thượng đế. Sớm muộn gì rồi ai cũng nhận được món quà này. Ta không thể vờ như không quen nó hoặc làm ra vẻ không biết nó. Dù ta cố tình không đề cập đến nó thì nó cũng ở sẵn đó rồi và con bé Mắt Tròn giờ này chắc cũng đã cảm nhận được những gì ta từng nếm trải.

– Con à. – Cuối cùng, cô bồ câu nói. Cô thận trọng lựa từng từ nên trông cô thật nghiêm trang – Ta nghĩ tâm trạng của con là tâm trạng của kẻ đang yêu.

oOo

Con gà ngước nhìn những cánh hoa muồng vàng đang nghiêng xuống chiếc khăn quàng cổ màu tím ngọc của cô bồ câu, tự nhiên thấy bâng khuâng quá. Nó cảm giác bầu trời đằng sau nhánh cây cũng nghiêng nghiêng. Cả đám mây trên cao cũng nghiêng nghiêng. Cả nó nữa, tâm hồn thơ ngây của nó cũng đang nghiêng xuống nỗi buồn con gái – đã mấy ngày như thế rồi. Tại nó không biết đó thôi.

Tiếng cô bồ câu tiếp tục văng vẳng bên tai Mắt Tròn:

– Nếu tình yêu không chạm đến trái tim con, con đã không đi tìm ta. Đó là dấu hiệu dễ thấy nhất.

Bất giác Mắt Tròn thấy hồn mình chông chênh. Nó nằm mọp xuống cỏ, cảm thấy đôi chân trở nên yếu ớt, bỡ ngỡ biết mình đã lớn. Như một cô gái nằm khóc tuổi thơ qua, con gà không biết mình nên lau nước mắt để bước tiếp hay nên quay lại.

– Cô ơi, có cách nào quay lại ngày xưa không hở cô? Con không muốn lớn.

– Tất cả chúng ta ai rồi cũng lớn. Chúng ta không thể quay ngược thời gian, con à.

oOo

– Bác ơi.

– Gì hở con?

– Rồi hai bác cháu mình có sẽ gặp lại nhau không? – Thằng cún Su Su sụt sịt hỏi.

– Ta không biết nữa. – Bác chó lúc lắc đôi tai dài, ngập ngừng – Có thể gặp lại, cũng có thể không.

– Không gặp lại bác, con sẽ rất buồn. – Thằng cún nói, nước mắt lại ứa ra óng ánh trên bộ mặt đen tuyền của nó trông như những hạt cườm.

– Ta cũng rất buồn. Nhưng nếu không gặp lại, chúng ta vẫn có với nhau những kỷ niệm đẹp mà.

Su Su tin lời bác Tai Dài. Nó tin những gì đã có giữa hai bác cháu thật khó mà phai mờ. Nhưng nó cũng lờ mờ nhận ra “kỷ niệm” là một từ rất đẹp nhưng cũng rất xót xa. Vì những gì không còn ở bên ta nữa mới trở thành kỷ niệm.

oOo

Hình như mùa thu sắp sửa về. Ờ, hình như không còn là hình như nữa. Mùa thu về thật.

Ở trên cao, những cụm mây vắt ngang trời lãng đãng. Cây nhãn cuối vườn bắt đầu khép tán, trông gầy yếu hơn lúc đầu hè. Hoa lộc vừng rụng dần theo mùa nắng dịu, cây thu mình lại chờ tiết xuân để ra hoa mới.

Đêm đêm, chú dế Ánh Sao vẫn cô độc kéo đàn. Giữa những tiếng ho khúc khắc phát ra từ gốc nhãn mỗi khi trời chớm sang mùa, tiếng đàn của chàng nhạc sĩ giang hồ nghe ra đã thoáng chút hao gầy.

Lớp học của cô giáo ngỗng vẫn đủ đầy nhưng bọn nhóc cứ thấy buồn tênh. Khu vườn chỉ vắng mỗi bác Tai Dài mà sao mênh mông rộng dài quá thể. Ai cũng biết bác Tai Dài không thể không ra đi, rằng đó là chọn lựa tốt cho tất cả nhưng khoảng trống bác để lại thật không dễ lấp đầy. Vắng bóng bác cần mẫn đi tuần, vắng tiếng quát của bác mỗi khi có ai đó lẻn vào vườn, vắng cả tiếng bác la rầy bọn nhóc, cảnh sắc trong vườn cơ hồ kém tươi hơn. Ngay cả gió cũng đi lại rón rén trên những cành cây và ở dưới đất cỏ ba lá nằm như mơ ngủ.

oOo

Tụi Xám anh Xám em dạo này buôn bán ế ẩm. Cũng như mấy đứa trẻ nhà chị Ngần, bọn cún và nhóc gà nhóc vịt hàng xóm ăn bánh kẹo của hai thằng chuột đến phát ợ, đã bắt đầu thấy ngán. Chưa kể gần đây các thức quà vặt của tụi nó bốc mùi mốc meo, chắc do tích trữ nhiều quá.

Trong khi chưa biết xoay xở thế nào, kịp lúc chàng Cánh Cam đẹp mã tập tành lãng mạn và các cô gà ngấp nghé tuổi mới lớn nhà anh cu Hiên bắt đầu quan tâm đến giới tính, hai con chuột tinh ranh liền nghĩ ra trò buôn tin tức. Suốt ngày hai thằng nhấp nhổm rình rập trước khu vườn trại nhà chị Ngần, chỉ thêm ống nhòm và máy ảnh nữa thôi là y hệt tụi paparazzi nước ngoài.

Hễ nhác thấy chàng gà choai phi lên bờ rào khoe dáng là hai thằng hộc tốc chạy qua vườn anh cu Hiên, hổn hển thông báo cho bọn gà vị thành niên nghèo thóc lúa nhưng giàu mơ mộng kia.

Trả công cho hai thằng chuột láu cá để mua tin, bọn gà ngây thơ đã nghèo càng nghèo hơn. Nhưng chẳng nàng gà nào buồn so đo. Bởi một lẽ đơn giản là tụi nó đang vào độ tuổi sống bằng trái tim chứ không bằng dạ dày, hay nói văn hoa như nhà văn vịt là tụi nó bắt đầu coi trọng tâm hồn hơn vật chất.

Chỉ trong vòng năm ngày kể từ khi khởi nghiệp, hai thằng Xám anh Xám em phấn khởi phát hiện buôn bán tin tức đúng là nghề thời thượng, đặc biệt là dễ kiếm ăn hơn buôn bán bánh kẹo rất nhiều. Đã vậy, vốn liếng chỉ là thời gian và nguyên liệu chỉ là nước bọt. Đại khái là tụi nó không phải tốn kém gì.

oOo

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

Tối đó Mắt Tròn lại gần mẹ, thủ thỉ:

– Hồi xưa lúc mẹ thích ai đó, mẹ có bị bạn bè xúm vào trêu không hả mẹ?

– Có chứ, con.

– Thế mẹ có mắc cỡ không?

– Tất nhiên là có. Nhưng chỉ chút xíu thôi. Mẹ thấy kiêu hãnh nhiều hơn.

Câu trả lời của cô gà mẹ làm con gà con ngẩn ngơ.

– Kiêu hãnh ư?

– Ờ, kiêu hãnh. Vì mẹ biết mẹ đã lớn. Và mẹ cũng biết cho dù đã lớn, không phải ai cũng tìm được kẻ mình thích và thích lại mình.

Con gà con khép mỏ và lim dim mắt. Đó là động tác quen thuộc của nó mỗi khi có điều gì đó làm nó nghĩ ngợi. Có lẽ mẹ nói đúng. Thật là tự hào khi có ai đó đến với mình, cùng đi bên cạnh mình rồi cùng lớn lên với mình. Chẳng phải chúng ta được sinh ra là để chờ đón những khoảnh khắc như thế này hay sao?

– Mẹ không muốn giấu giếm hạnh phúc của mình. – Tiếng cô gà mẹ tiếp tục thì thầm – Thậm chí mẹ muốn hét lên cho cả thế giới biết về đóa hoa nào vừa nở trong tim mẹ. Càng nhiều người biết đến niềm vui của mình, niềm vui đó sẽ được nhân lên gấp bội, con à.

Mắt Tròn mơ mơ màng màng định trả lời là nó cũng thấy như vậy nhưng giọng nói dịu dàng của mẹ nó ru nó vào giấc ngủ lúc nào không hay. Trong cơn mơ, nó thấy nó và anh chàng Cánh Cam đang tung tăng ngoài đồng cỏ với cả đống bạn bè ríu rít vây quanh. Thế giới chung quanh nó lấp lánh như vừa trang hoàng lại. Hoa kèn hồng rực rỡ. Cỏ mùa thu như một thứ mê hương.

Con gà không còn thấy xấu hổ nữa.

oOo

Con gà con chỉ mới lớn đây thôi. Nó chưa đủ từng trải để hiểu rằng tình yêu nếu không đúng cách đôi khi là một thứ thuốc độc.

oOo

“Thắng chính mình- đó chính mới là chiến thắng vĩ đại” (bác Ngựa Ô nói với Mõm Nhọn về mẹ nó, con cáo Tia Chớp)

oOo

“Điều quan trọng không phải bác ấy cho tôi cuộc sống mà là cho tôi mục đích sống” (Bà mẹ cáo- Tia Chớp nói về bác Tai Dài)

oOo

Con gà con nghĩ cô bồ câu nói đúng, dẫu vậy nó vẫn thấy lòng đầy xáo trộn. Những ngày vừa qua nó có cảm giác nó đã lớn lên, đã bắt đầu nếm trải những buồn vui nó chưa từng biết trước đây, và thật lòng thì nó rất biết ơn những cảm giác lạ lẫm đó nhưng đồng thời nó cảm thấy bối rối khi không thể làm chính mình được nữa.

– Con thấy con không giống chính con.

– Con chỉ không giống con của ngày hôm qua thôi. Con đang là con của bây giờ.

Mắt Tròn biết mình không thể chống lại sự thay đổi đó. Ờ, thật là khó khăn khi bắt mình phải ngủ ngon như cũ, phải cười đùa như cũ, phải suy nghĩ như cũ, tóm lại phải vô tư và bình yên như cũ.

Mắt Tròn đưa mắt nhìn quanh. Ở đằng xa kia, chỗ nhà giam, cây lộc vừng đang buông lững lờ những chuỗi hoa màu gạch cua, chốc chốc lại chao đi trong gió hệt như một tấm rèm ai treo trên nhánh lá. Trên bãi cỏ xanh bên dưới, thiên nhiên đã đính rải rác những chùm hoa ích mẫu, những cụm hoa mắc cỡ đan cài với cơ man là hoa xuyến chi và hoa sao nhái dệt nên một tấm thảm chi chít các hoa văn ngũ sắc.

Cánh Cam nói đúng, “trong vườn thiếu gì hoa”. Và Mắt Tròn công nhận tất cả loài hoa trong vườn đều đẹp.

Nhưng nó cũng thấy một điều khác đáng công nhận không kém: Chỉ có hoa kèn hồng kia bên dòng suối kia ngoài cánh đồng kia mới có thể đánh thức giấc mơ của nó, khiến trái tim nó tưng bừng reo ca như có chim về hót.

oOo

Bạn đã từng chia tay ai chưa? Nỗi thổn thức nào ngấm vào tim bạn trong lúc đó? Những giọt buồn nào tỉ tê rơi vào lòng bạn, thì thầm như những tiếng mưa đêm? “Chia tay” là từ không ai muốn có trong từ điển của mình. Nhưng đó cũng là từ có lúc chúng ta buộc phải dùng tới nó. Có lẽ phải sống tới một tuổi nào đó mới có thể bình thản thốt ra câu “Có gì đâu!”…

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Đơn vị xuất bản và phát hành: Nhà xuất bản Trẻ

Số trang: 336 trang, khổ sách 13cm x 20cm

Số lượng in lần đầu: Tổng cộng 100.000 bản (gồm 80 ngàn bản bìa mềm và 20 ngàn bản đặc biệt bìa cứng)

Ngày phát hành toàn quốc: 16-1-2022

MUA SÁCH TẠI TIKI MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

The post Review sách Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/review-sach-ra-bo-suoi-ngam-hoa-ken-hong.html/feed 0
Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó https://ebooktia.com/2022/01/chuyen-con-meo-va-con-chuot-ban-than-cua-no.html https://ebooktia.com/2022/01/chuyen-con-meo-va-con-chuot-ban-than-cua-no.html#respond Mon, 10 Jan 2022 07:45:40 +0000 https://ebooktia.com/?p=10946 REVIEW SÁCH : Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó “…

The post Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
REVIEW SÁCH : Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó

“ Tôi có thể nói rằng Mix là con mèo của Max nhưng tôi cũng có thể tuyên bố rằng Max là con người của Mix”

Câu chuyện bắt đầu như thế. Gắn bó với nhau từ thưở thiếu thời, cho tới ngày Mix đã già và bị mù thì Max cũng tình nguyện không xê dịch bất cứ thứ gì trong nhà mình nữa.

Thế nhưng đâu chỉ có chuyện người và mèo làm bạn cùng nhau! Mix còn kết thân với Mex – một con chuột ba hoa lắm lời, còn cùng nhau dọa cho tên trộm sợ chết khiếp, cùng nhau thực hiện những chuyến phiêu lưu trên mái nhà để Mex ngộ ra rằng không phải cứ có cánh mới bay được.

Luis Sepúlveda là nhà văn chuyên viết truyện thiếu nhi, đặc biệt là những câu chuyện dễ thương về thế giới loài vật. Người ta thường biết đến ông nhiều nhất qua kiệt tác “Con mèo dạy hải âu bay” – cuốn truyện nổi tiếng đã bán được 18 triệu bản trên thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà những tác phẩm khác của ông trở nên kém cạnh. Mỗi quyển sách của Luis đều mang một màu sắc và ý nghĩa khác nhau.

MUA SÁCH TẠI SHOPEE  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI TIKI 

‘Dưới ngòi bút tài tình của Luis Sepúlveda, tình bạn tay bà Max-Mix-Mex đã được kể một cách đầy ngọt ngào, lôi cuốn và “Cuốn sách đẹp đẽ này sẽ khiến lũ trẻ và cả người lớn nữa tan chảy. Đúng là một món khoái khẩu” (La Croix)

Mix và Max: tình bạn bình đẳng, tôn trọng nhau

Khi còn bé Mix là một chú mèo bé xíu tinh nghịch, leo tót lên cây dẻ chỉ trong tích tắc và lúc ở trên cành cao nhất của cây dẻ mới ngộ ra rằng “giờ trở xuống thật chẳng dễ dàng như khi trèo lên”, “bấm chặt móng vuốt vào cành cây và nó bắt đầu cất tiếng meo meo inh ỏi để cầu cứu”

Max lúc đó cũng chỉ là một cậu nhóc bé xíu, vì người bạn tí hon của mình mà cũng quyết định trèo lên cây dẻ ‘cứu nét”, và rồi cậu cũng nhanh chóng nhận ra” cả mình cũng không thể trèo xuống được”.

Sự kiện này đã làm huyên náo cả một khu phố nhưng Max cũng chẳng nề hà hay trách cứ Mix một câu, và dặn cậu bạn tí hon phải “học leo lên và leo xuống ở những cành thấp cho thành thạo đã” trước khi leo lên cành cao. Bởi vì giữa Max và Mix là một tình bạn khăng khít, và “ bạn bè thì phải giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ thành công cũng như sai lầm”. Thật hiếm có một tình bạn nào cao quý đến như vậy.

Theo thời gian khi Mix lớn lên trở thành một chú mèo “trưởng thành, mạnh mẽ và rắn rỏi”, Max cũng trở thành một cậu thiếu niên ngày ngày đạp xe tới trường thì tình bạn này vẫn không hề thay đổi. Max lo hết tất cả cho Mix trước khi rời khỏi nhà bằng một bát đầy đồ ăn yêu thích của Mix. Và Mix ở nhà cũng canh chừng món khoái khẩu của Max khỏi bất cứ con chuột nào dám bén mảng tới. Khi Max vùi đầu và sách vở Mix cũng không phá quấy, mèo nheo mà ngoan ngoãn nằm yên lặng. Và Mã cũng tôn trọng “ bản tính tự do của loài mèo”, hoàn toàn yên tâm để Mix tự do khám phá các cành cây cao và những nóc nhà khi nào nó muốn, “Bạn bè thì luôn chăm lo cho tự do của nhau”. Cho đến lúc Mix lớn hơn nữa, già đi và đôi mắt không còn nhìn được nữa, thì Max đã tự nguyện không xê dịch vị trí mọi đồ vật trong nhà để Mix có thể sinh hoạt bình thường theo trí nhớ.

Quả là một tình bạn chân chính. Trên thế giới này, chuyện người yêu quý loài mèo thì không hiếm, nhưng một con mèo coi một con người là người bạn tâm giao chí cốt, bạn là bạn, không ai là chủ, không ai sở hữu ai, không ai ràng buộc, phụ thuộc vào ai cả, thì thật là xưa nay hiếm. Max và Mix yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau dù chẳng cùng ngôn ngữ, cùng chăm lo cho hạnh phúc của nhau, tôn trọng cá tính của nhau, và luôn thành thật với nhau. 

MUA SÁCH TẠI SHOPEE  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI TIKI 

Mix và Mex bạn bè thì giúp đỡ nhau hoàn thành ước mơ của mình

Trong  thế giới của Luis Sepúlveda, chẳng có điều đẹp đẽ nào là không tồn tại cả. Tình bạn của Mix và Mex – một chú chuột Mexico, chính là minh chứng hùng hồn nhất cho điều đó.

Mex là một con chuột láu cá sống trên nóc tủ sách của Max, chuyên đi ăn vụng những mẩu ngũ cốc rơi vụn trên sàn nhà, và dĩ nhiên là một con mèo khôn ngoan như Mix biết điều đó.

Một ngày đẹp trời, quanh quẩn trong nhà đến phát chán, Mix đã tóm lấy Mex nhưng không có ý định ăn thịt nó. Sự tinh ranh của Mex hòng thoát khỏi vóng vuốt của Mix không qua được cái đầu không ngoan của Mix, và cả hai đi đến một thỏa thuận: Mex sẽ ngồi bên cửa sổ và miêu tả mọi thứ đang diễn ra bên ngoài, và Mix sẽ để cho Mex thoải mái chén món ngũ cốc ưa thích của nó. Tình bạn của Mix và Mex bắt đầu từ đây và cho đến tận những ngày tháng sau này.

Đây là một mối quan hệ, thậm chí còn kỳ lạ hơn cả mối quan hệ giữa mèo và người. Bởi mèo và chuột là hai sinh vật được xem là kẻ thù tự nhiên của nhau.

Mix là một chú mèo mù lòa, mắt không thấy gì, sống tẻ nhạt trong căn phòng và đi lại theo trí nhớ. Người bạn Max đi làm xa nhà, Mix chấp nhận sống cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn , chấp nhận cái sự mù lòa, già cỗi ‘đã chấm dứt vĩnh viễn lối sống tự do đáng quý của loài mèo”.

Mex là một chú chuột Mexico nhỏ nhắn đã đến và như một luồng sinh khí mới thổi vào Mix. Mex trở thành đôi mắt của Mix, Mex nói không ngừng nghỉ cả ngày, cho Mix thấy lại được những màu sắc mà trước đây nó đã thấy, sự láu cá, lém lỉnh, hoạt ngôn của Mex đã làm cho căn phòng vốn yên tĩnh trở nên sống động đến kỳ lạ. Dù ban đầu tỏ ra láu cá, mồm mép, và có thể bị nghi ngờ rằng chỉ đang lợi dụng Mix để được no bụng, Mex đã dần dà chứng minh được mình là một chú chuột tốt bụng và hết lòng vì bạn bè. Chính Mex đã nhen nhóm lại trong Mix khát khao được phiêu lưu, bay vun vút qua mái nhà cao ngất như những ngày huy hoàng xưa cũ. Chú chuột Mexico ấy, bắt đầu bằng lời gợi ý về “một chuyến dạo chơi trên mái nhà”, đã động viên người bạn mèo khi Mix, vì đã quen với căn bệnh mù lòa, trở nên sợ hãi bóng tối, sợ những điều không chắc chắn và mất niềm tin vào bản thân mình.

“Phải đúng thế đấy, sẽ thành chuyện kinh khủng lắm, nhưng cậu rất khoẻ, Mix ạ, mà tớ thì lại nhìn rất rõ, tớ có hai con mắt rất tinh tường, cực kỳ tinh tường, mắt lửa ngươi vàng luôn ấy. Tớ có thể nhìn thấy những gì cậu không nhìn thấy…”

Chính nhờ sự động viên chân thành ấy của Mex mà Mix đã dũng cảm bước ra khỏi giới hạn của căn phòng, ra khỏi ranh giới của sự mù lòa; nhờ những lời miêu tả tỉ mỉ chính xác của Mex, Mix đã hoàn thành suất sắc cú nhảy đầu tiên với đôi mắt mù trên nóc nhà. Nhờ Mex mà Mix đã lấy lại được cuộc sống phiêu lưu trên nóc nhà, lấy lại được cái “tự do cao quý của loài mèo”. Cũng chính nhờ Mix mà Mex đã thực hiện được ước mơ bay lượn, trở thành một chú chuột biết bay, và bay giỏi nhất trên thế giới. Hai sinh vật, hai thế giới đối nghịch nhau trở thành những người bạn khăng khít, Mex thành đôi mắt của Mix, Mix giúp Mex thực hiện ước mơ bay lượn. Hai người bạn nguồi trên nóc nhà cùng ngắm hoàng hôn, ngắm mây trời, cây lá, và nói đủ thứ chuyện trên đời.

MUA SÁCH TẠI SHOPEE  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI TIKI 

Max, Mix và Mex: Tình bạn “tay ba” lạ lùng nhất trên đời

Mix và Max lớn lên bên nhau từ bé, tình bạn khăng khít ấy chưa có một ngày nào vơi.

Đến khi biết tới sự tồn tại của Mex, Max cũng không hề tức giận hay đánh đuổi Mex, mà ngược lại còn chào đón, đối xử với Mex như một vị khách quý. Để bên cạnh cái đĩa của Mix một cái bát bé xíu cho Mex, cho phép Mex ở lại nhà của mình và ăn bao nhiêu ngũ cốc tùy thích.

Mix nói về sự tồn tại của Mex  cho Max biết, bởi vì Mix và Max là bạn bè, mà bạn bè thì không nên giấu giếm nhau điều gì. Và Max chấp nhận Mex, vì Mex là bạn thân của Mix, thì cũng là bạn của mình. Và bạn bè thì giúp đỡ nhau những lúc khó khăn là điều nên làm. Mex là một chú chuột tốt bụng, chưa bao giờ muốn lợi dụng Mix hay chờ đón sự nồng nhiệt của Max.

Ba tâm hồn lương thiện, thuần khiết sống với nhau dưới một mái nhà, tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ với nhau mọi thứ, nhưng lại chưa bao giờ có ý định phụ thuộc, lợi dụng nhau. Một tình bạn đáng quý, đáng trân trọng. Tình bạn này đến cả con người – con người cũng khó gặp, chứ đừng nói đến chuyện một tình bạn cực kỳ đẹp đẽ giữa một con người – một con mèo – một con chuột.

Là người chuyên viết những câu chuyện nhỏ cho trẻ em, cốt truyện của Luis Sepúlveda thường khá đơn giản, dễ hiểu và không có những cao trào quá kịch tính hay phức tạp. Nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán.

Chọn đề tài tình bạn, một chủ đề có vẻ đã bão hòa, bởi những người bạn vĩ đại không hề hiếm có trong lịch sử văn học, “Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó” vẫn toát lên cái nét độc đáo rất riêng của Luis Sepúlveda. Cuốn truyện không nói về một tình bạn phải trải qua quá nhiều âm mưu hay sóng gió, mà chỉ đơn giản thuật lại những khía cạnh đời thường nhất trong cuộc sống của Max, Mix và Mex. Những câu chuyện rất đỗi bình thường, qua văn phong của tác giả lại trở nên  “cưng muốn xỉu”, khiến cho không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng phải mê mẩn. 

Trong mỗi hành động và suy nghĩ của người, mèo và chuột, Luis đều lồng ghép vào đó những bài học giản dị và bổ ích. Đây có thể xem là cách giáo dục trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả, khi các bé dễ dàng nhận biết và hình dung thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thông qua từng cử chỉ nhỏ bé của các nhân vật trong truyện. 

Và đặc biệt nhất là, gấp lại quyển sách nhỏ này, người đọc sẽ yêu thương nhiều hơn, mở lòng ra nhiều hơn với mọi sinh vật xung quanh mình, bất chấp mọi sự khác biệt cố hữu. Giống như cách Max, Mix và Mex đã bỏ qua những khác biệt của nhau, để sống hạnh phúc suốt nhiều năm sau đó, và “chia sẻ với nhau những điều tốt đẹp nhất”.

MUA SÁCH TẠI SHOPEE  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI TIKI 

The post Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/01/chuyen-con-meo-va-con-chuot-ban-than-cua-no.html/feed 0