Quo Vadis - Tác Phẩm Đoạt Giải Nobel Văn học 1905 - Ebook miễn phí

Quo Vadis – Tác Phẩm Đoạt Giải Nobel Văn học 1905

by Jack Sparrow
Xem Link tải cuối bài viết!!!

Quo Vadis là cuốn tiểu thuyết lịch sử, với bối cảnh thời gian là thế kỷ I (cụ thể là khoảng những năm 60 của thế kỷ này, với cái mốc chính là vụ cháy lớn ở Roma năm 64), không gian chính là Roma, kinh đô của đế quốc La Mã, một đế quốc trải rộng từ Tây và Nam Âu sang phần Tây Á, đồng thời kéo dài cả xuống mé dưới Bắc Phi – nghĩa là nó bao trùm toàn bộ vùng Địa Trung Hải, biến Địa Trung Hải thành… cái ao lọt thỏm trong đất nước rộng lớn và hùng mạnh đó. Sau khi Julius Caesar trở thành nhà độc tài năm 44 TrCN – trên thực tế có thể xem ông này như hoàng đế đầu tiên của La Mã – tương tự như Tần Thủy Hoàng “nhất thống thiên hạ” bên Tàu năm 221 TrCN!), từ năm 27 TrCN La Mã chánh thức trở thành đế quốc (empire) với vị vua đầu là Octavian (hay Augustus). Nero, một nhân vật chính trong Quo Vadis, là vị hoàng đế thứ 5 của La Mã, sinh năm 37, trị vì trong giai đoạn 54-68. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà Ki tô giáo (Christianity, Catholicism) đang trong những ngày đầu phát triển rất vất vả và bị đàn áp dữ dội bởi triều đình La Mã vốn theo tôn giáo đa thần kiểu Hy Lạp (anh em đọc thần thoại Hy Lạp hẳn còn nhớ là người Hy Lạp thờ… vô số thần linh, mỗi thần một nhiệm vụ!).

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Tác giả muốn kể lại câu chuyện lịch sử về giai đoạn đầu của Ki tô giáo, đẫm máu và nước mắt, song tràn ngập tình yêu thương nhân loại vô điều kiện, bất kể sắc tộc, chức phận, đẳng cấp hay những thù hằn, lỗi lầm quá khứ – những lý thuyết và thực hành hoàn toàn đi ngược lại với văn hóa của đế quốc La Mã thời đó, một đế quốc đang ở thời thịnh vượng, hình thành dựa trên sự chinh phục và vũ lực, tôn sùng các giá trị vật chất và khoái lạc của cuộc sống trần gian, không tin vào đời sống vĩnh hằng sau cái chết. Giữa một bên chỉ có tình thương và sự bất bạo động, bên kia là nhà độc tài (Hoàng đế Nero) và cận thần cùng đám đông dân chúng thích ‘cảm giác mạnh’, dường như chỉ có cái chết theo kiểu ‘tử vì đạo’ mới tạo ra được những ảnh hưởng và thay đổi nào đó – và điều này đã được Sienkiewicz thể hiện rất rõ, rất hay, rất khéo léo qua gần 800 trang sách.
Nội dung cuốn sách quá nổi tiếng, giúp tác giả đoạt Nobel văn chương năm 1905 này thì nhiều người đã biết, tôi chỉ xin ghi lại vài cảm nhận khi đọc mà thôi. Có thể xem cuốn tiểu thuyết này bao gồm ba câu chuyện: câu chuyện về Nero và đế quốc La Mã của y; câu chuyện truyền đạo và phổ biến Ki tô giáo của những sứ đồ, những con chiên đầu tiên; và câu chuyện tình yêu phảng phất nét ‘cổ điển’ của đôi trẻ Vinicius – Lygia; cộng thêm hai nhân vật có vai trò kết nối giữa những câu chuyện, hay những thế giới, nói trên – nhà quý tộc Petronius và lão Chilo (một người Hy Lạp nghèo khó, khôn ranh, ma mãnh, vụ lợi và luôn tự xưng mình là ‘triết gia’). Trong câu chuyện thứ nhất, với tài miêu tả chi tiết và trí tưởng tượng vô song của mình, tác giả đã cho hậu thế hình dung ra được một La Mã cổ đại vào thời đỉnh cao của nó, thời mà ‘mọi con đường đều đi đến Roma’: từ phong cảnh tự nhiên, tới cung điện, đền miếu, đường phố, các khu nhà nghèo, các hý trường, nhà tù, những nơi ăn chơi của quý tộc và những nơi hội họp truyền giáo của các tín đồ Ki tô giáo v.v. và v.v. Dường như mọi ngóc ngách trong xã hội Roma nói riêng và đế quốc La Mã nói chung đều được tác giả tỉ mỉ miêu tả vô cùng chi tiết và sống động, giúp ta như thấy được cả màu sắc trang phục của con người thời ấy, cảm được cả không khí xa hoa và mùi vị của các món ăn thức uống trong những bữa tiệc xa xưa… Ở khía cạnh này, đây quả là một tiểu thuyết lịch sử trọn vẹn, đọc cực kỳ hấp dẫn và thú vị. Độc giả phương Đông sẽ hiểu được vì sao La Mã được xem như cái nôi của văn minh phương Tây sau này, hình dung được cuộc sống của một thời kỳ cách ngày nay đã rất lâu – gần hai ngàn năm… Thú vị nhất là ta hiểu được ‘độc tài’ nghĩa là như thế nào, khi quyền lực tập trung trọn vẹn vào Nero – người tự xem (và được mọi người… nhất trí) mình như một vị á thần, giỏi giang vô song về… mọi mặt: không chỉ là chủ nhân của đế quốc với toàn quyền sanh sát mà còn là người… nghệ sĩ (thi sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, luôn cả… kịch sĩ) số một. Cái ác, cái vĩ cuồng của con người được thể hiện ở mức độ cao nhất, hài hước nhất mà cũng đau đớn nhất, vì khi cái ác nắm ngôi chủ tể thì đám đông sẽ là những người chịu đau khổ nhất! Nhân loại, trong hai ngàn năm sau Nero, bất hạnh thay, dù có thêm đủ thứ tôn giáo, triết học và kiến thức khoa học nữa, vẫn tiếp tục – như một định mệnh của loài người – vẫn có nhiều ‘hoàng đế’ như y: từ Hitler, Stalin tới Mao hay Pol Pot… Khi so sánh những ‘giai thoại’ của các nhà độc tài, những ông hoàng đế tự cổ chí kim, từ đông sang tây, người đọc Quo Vadis hẳn đều có thể bật cười khi nhận ra… kha khá nét tương đồng giữa họ (và đám ‘fan’ của họ, với số lượng đôi khi… cực khủng!), và hẳn là ai đó phải tự nhủ ‘sao mà ông văn sỹ Ba Lan Sienkiewicz này tài thế, hóm hỉnh và sâu cay thế!!!’

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Câu chuyện thứ hai của Quo Vadis, có lẽ là ‘ý chánh’ của tác giả, là câu chuyện truyền giáo, câu chuyện lịch sử của một tôn giáo lúc sơ kỳ. Người ta biết Công giáo La Mã (Roman Catholicism) / Ki tô giáo trong thời trung cổ, cận và hiện đại là một tôn giáo hùng mạnh, đôi khi ‘tham chính’ với thần quyền át cả thế quyền, song như bất kỳ một tôn giáo hay triết thuyết nào khác trên cõi đời này, Ki tô giáo cũng từng trải qua những ngày trứng nước, đẫm máu và đau khổ – những ngày mà vô vàn cái chết ‘tử vì đạo’ của bao người đã lát những viên gạch đầu tiên cho những đền đài to lớn của họ về sau. Quo Vadis không chỉ miêu tả những sự đàn áp và tuẫn đạo của những tín đồ Ki tô giáo thời Nero, dẫn đầu là hai Sứ đồ Peter (Phê rô) và Paul (Phao lô), mà thú vị và có giá trị hơn, tác phẩm cũng nêu lên những ý tưởng chính, những hoài nghi và giải đáp về đạo lý của Ki tô giáo – theo một cách nào đó, bản thân cuốn sách cũng là một ‘công cụ truyền giáo’ cực kỳ mạnh mẽ. Ta không ngạc nhiên khi biết Sienkiewicz là người Ba Lan – một dân tộc sùng đạo vào bực nhứt ở Âu lục, một dân tộc mà ngay trong thời XHCN Đông Âu vẫn có một linh mục được tấn phong Giáo hoàng Vatican… Những đoạn viết về Ki tô giáo, tác giả như ‘lên đồng’ thực sự, ta có thể thấy được sự mê say, sùng kính và niềm tin vô bờ bến của ông.

Tham khảo thêm ngay  Review Những đêm không ngủ những ngày chậm trôi - A CRAZY MIND

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  


Câu chuyện thứ ba là ‘love story’, giữa một chàng quý tộc, võ tướng La Mã, cận thần của Hoàng đế là Vinicius, và nàng Lygia, nguyên là một cô công chúa của dân tộc Lugii, tổ tiên của người Ba Lan sau này. Hai nhân vật trong câu chuyện tình này, khác với những nhân vật trong hai câu chuyện về ‘Nero’ và về ‘Ki tô giáo thời kỳ đầu’, là hai nhân vật không có thật trong lịch sử, hoàn toàn do tác giả xây dựng nên. Bản thân câu chuyện tình này với tôi không đặc sắc cho lắm, nó mang hơi hướng cổ xưa, kiểu Romeo Juliet, chỉ nhằm minh họa một ý của tác giả: tình yêu đã cải biến con người ta như thế nào! Giống như Tam quốc diễn nghĩa ‘bảy thực ba hư’, nếu xét trên phương diện tiểu thuyết lịch sử thì Quo Vadis cũng có tỷ lệ thực/hư vào khoảng đó!
Đây là một bản dịch hay (dù tôi chẳng biết tiếng Ba Lan để đánh giá về độ chính xác của bản dịch!), đọc rất mượt mà, đậm chất sử thi, trang nhã, hào hùng, mê đắm, hài hước tùy theo từng đoạn văn! Cách kể chuyện theo trình tự thời gian, lớp lang – khá ‘cũ’ về cách viết văn, song vì đề tài và bối cảnh quá ‘khủng’ nên đọc vẫn hồi hộp, thích thú từ đầu chí cuối. Với gần hai chục trang chú thích thêm về các địa danh, nhân vật lịch sử và thần thoại Hy-La vốn xa lạ với độc giả Việt, thêm vài tra cứu Google và Wikipedia trong quá trình đọc, ta có thể thưởng thức tác phẩm này khá trọn vẹn, hiểu thêm được nhiều thứ về lịch sử, tôn giáo, văn hóa của phương Tây cách nay tròn hai mươi thế kỷ! Đồng thời, Quo Vadis trên hết vẫn là một tiểu thuyết cổ điển rất hay, với những đoạn tả cảnh, tả tình, với những màn đối thoại hài hước đặc trưng của người phương Tây, cùng vô số những cảnh sinh hoạt văn hóa Tây phương (ăn chơi nhảy múa, lễ hội, tiệc tùng, yêu đương khoái lạc v.v.) rất lạ lẫm với người Á đông chúng ta. Vì những lẽ đó, đây quả là một cuốn sách cần phải đọc.

Tham khảo thêm ngay  DON QUIXOTE - NHÀ QUÝ TỘC TÀI BA XỨ MANCHA

MUA SÁCH TẠI TIKI  MUA SÁCH TẠI FAHASA MUA SÁCH TẠI SHOPEE  

Sách liên quan nên xem

Leave a Comment