Tiếng anh – Ebook miễn phí https://ebooktia.com Tải và đọc sách miễn phí Wed, 23 Feb 2022 05:04:07 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.3 Cách kể về gia đình trong tiếng Anh https://ebooktia.com/2022/02/cach-ke-ve-gia-dinh-trong-tieng-anh.html https://ebooktia.com/2022/02/cach-ke-ve-gia-dinh-trong-tieng-anh.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:04:07 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/cach-ke-ve-gia-dinh-trong-tieng-anh.html Những người có thể đề cập khi mô tả về gia đình Khi người…

The post Cách kể về gia đình trong tiếng Anh appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Những người có thể đề cập khi mô tả về gia đình

Khi người khác hỏi “How big is your family?” (Gia đình của bạn lớn thế nào?) hoặc “Do you have any brothers or sisters?” (Bạn có anh chị em không?) nghĩa là họ muốn biết về gia đình trực hệ (những người cùng dòng máu) của bạn.

Nếu bạn độc thân, gia đình sẽ gồm “parents”: “father” (bố) và “mother” (mẹ); “siblings”: “brothers” (anh, em trai) và “sisters” (chị em gái). Bạn và “siblings” (anh chị em) sẽ là “children” (những đứa trẻ, con cái), còn con trai là “son”, con gái là “daughter”.

Có thể bố mẹ bạn đã ly hôn và có gia đình mới, người vợ kế của bố gọi là “step-mother”, tương tự với “step-father”, “step-brothers”, “step-sisters”.

Khi bạn kết hôn, bạn sẽ có một gia đình của riêng mình, gồm vợ (wife) hoặc chồng (husband) cùng con cái. Lúc đó, bố/mẹ của vợ/chồng bạn sẽ là “father in law”, “mother in law”. Tương tự, anh chị em của bạn đời trở thành “brother in law” và “sister in law” với bạn.

Ở quy mô rộng lớn hơn, đại gia đình gồm ông bà, những người thân như cô, dì, chú, bác, anh chị em họ… Chúng ta có một số từ vựng sau “grandparents” (ông bà), “grandfather” (ông), “grandmother” (bà), “maternal grandparents” (ông bà ngoại), “paternal grandparents” (ông bà nội), “grandson” (cháu trai), “granddaughter” (cháu gái).

Trong quan hệ họ hàng, bạn có “uncle” (bác), “aunt” (dì), “cousins” (anh em họ), “nephew” (cháu trai), “niece” (cháu gái).

Những thành ngữ, cụm động từ hữu dụng để mô tả về gia đình

– To look like: giống với thể chất, ngoại hình của ai hoặc cái gì

“I look like my older sister” (Tôi giống chị gái của mình).

– To take after: ai đó có ngoại hình hoặc hành động giống một người lớn tuổi hơn trong gia đình

“My sister takes after my father in the way she waves her hands around when she talks” (Em gái tôi giống hệt bố ở cách vẫy tay khi nói chuyện).

– To run in the family: đặc điểm, phẩm chất, khả năng gì đó mà các thành viên trong gia đình đều có

“Thick curly hair runs in my family” (Ai trong nhà tôi cũng có mái tóc xoăn dày).

Like father, like son: Cha nào con nấy

“He spends money like his dad – like father, like son” (Cậu ta tiêu tiền y như bố, đúng là cha nào con nấy).

To have something in common: hai hoặc nhiều người trong gia đình có điểm chung gì đó

“My siblings and I have many things in common. We enjoy camping, cycling and playing board games” (Anh chị em ruột với tôi có rất nhiều điểm chung. Chúng tôi thích cắm trại, đạp xe và chơi games).

“I don’t have much in common with my brothers. They’re much older than me and we have different interests” (Tôi không có nhiều điểm chung với các anh của mình. Họ lớn tuổi hơn tôi nên chúng tôi có những mối quan tâm khác nhau).

To be named after: được đặt tên theo ai, cái gì

“I was named after my grandmother” (Tôi được đặt theo tên của bà).

To get along with, To be on good terms: có quan hệ tốt với một người nào đó

“I get/don’t get along very well with my younger sister” (Tôi rất/không hòa thuận với em gái).

To be close to: thân thiết với ai đó

“I’m very close to my mother and sister” (Tôi rất thân với mẹ và chị gái).

To look up to: Tôn trọng và ngưỡng mộ ai đó

“I’ve always looked up to my older brother” = “I respect and admire the things he says and does” (Tôi luôn ngưỡng mộ anh trai mình/Tôi tôn trọng và ngưỡng mộ những điều anh ấy nói và làm).

To get together: làm gì đó cùng nhau

“How often do you see your family?” (Cậu có hay gặp gia đình không?)

“We get together every weekend to play soccer, watch a movie or eat pizza” (Chúng tôi tụ tập mỗi cuối tuần để chơi bóng, xem phim và ăn pizza).

To start a family: có con

“I just heard that my brother and sister-in-law are planning to start a family. That means I’m going to become an uncle soon!” (Tôi vừa nghe anh trai và chị dâu bảo sắp có con. Điều đó nghĩa là tôi sắp làm bác rồi).

Thanh Hằng (Theo FluentU)

The post Cách kể về gia đình trong tiếng Anh appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/cach-ke-ve-gia-dinh-trong-tieng-anh.html/feed 0
Ba quy tắc ngữ pháp tiếng Anh quan trọng giúp tránh hiểu nhầm https://ebooktia.com/2022/02/ba-quy-tac-ngu-phap-tieng-anh-quan-trong-giup-tranh-hieu-nham.html https://ebooktia.com/2022/02/ba-quy-tac-ngu-phap-tieng-anh-quan-trong-giup-tranh-hieu-nham.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:04:05 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/ba-quy-tac-ngu-phap-tieng-anh-quan-trong-giup-tranh-hieu-nham.html Danh từ số nhiều Việc nhầm lần với các danh từ số nhiều sẽ…

The post Ba quy tắc ngữ pháp tiếng Anh quan trọng giúp tránh hiểu nhầm appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Danh từ số nhiều

Việc nhầm lần với các danh từ số nhiều sẽ tạo ra các tình huống khó xử, dẫn đến hiểu nhầm. Đó là lý do tại sao bạn cần chú ý tới quy tắc về danh từ số nhiều trong tiếng Anh.

Thông thường, bạn sẽ có danh từ số nhiều khi thêm hậu tố “s” vào sau danh từ số ít. “One cat” (một con mèo) → “two cats” (hai con mèo).

Tuy nhiên, một số từ không tuân theo quy tắc này. Với những danh từ kết thúc bằng “ss” “x”, chúng sẽ được thêm “es” với dạng số nhiều. “One business” (một doanh nghiệp) → “Two businesses” (hai doanh nghiệp).

Ngoài hai trường hợp này, một số danh từ số nhiều không thêm “s” hay “es” vào cuối. “Child” (đứa trẻ) → “children” (lũ trẻ), “tooth” (cái răng) → “teeth” (những chiếc răng), “goose” (con ngỗng) → “geese” (những con ngỗng)… Vài danh từ khác được giữ nguyên cách viết ngay cả khi ở dạng số nhiều, như “fish” (con cá), “aircraft” (máy bay). Đây là loại dễ gây nhầm lẫn và khó hiểu nhất, tuy nhiên Không có dấu hiệu nào để nhận biết các danh từ bất quy tắc này, ngoài việc học thuộc chúng.

Mạo từ và đại từ thể hiện giới tính

Hiểu các mạo từ và đại từ chỉ giới tính trong tiếng Anh là bước quan trọng để đề cập đến một người hoặc sự vật một cách chính xác. Tuy nhiên, thật không may là các quy tắc ngữ pháp trong phần này không có quy luật chung. Đây cũng là điều làm khó người bản ngữ, không riêng người học tiếng Anh.

Trong khi “the” đề cập đến một đối tượng cụ thể, “a”, “an” lại chỉ đối tượng không xác định. Nếu danh từ bắt đầu bằng nguyên âm, bạn dùng “an”, còn lại dùng “a”.

“I would like to eat the banana you bought at the store today” (Tôi muốn ăn chuối bạn mua ở cửa hàng hôm nay).

“I would like to eat a banana, but there aren’t any in the house” (Tôi muốn ăn một quả chuối mà chẳng còn quả nào trong nhà).

Đôi khi, những người nói tiếng Anh lại nhân hóa các sự vật. Xe cộ thường được dùng với giới tính nữ. Bạn có thể nghe một người bản xứ nói “Look at her engine, she’s a real beauty!” (Nhìn vào động cơ của nó kìa, đẹp thật sự!). Cách nói này thể hiện niềm tự hào, sự yêu thích của người nói với các sự vật, làm chúng giống con người hơn.

Cách nói trang trọng

Trong một số sự kiện, bạn cần dùng tiếng Anh một cách trang trọng, lịch sự hơn. Một trong số những thay đổi ngữ pháp nên áp dụng là chuyển “can” thành “may” (có thể) khi đặt câu hỏi.

Với một người bạn, bạn có thể hỏi “Can I have the wine?” (Tôi có thể uống rượu không?) nhưng với cấp trên, đồng nghiệp hoặc người khác, hãy nói “May I have the wine?”. Dù nghĩa không khác, cách nói này lịch sự hơn.

Tương tự, “would like” là một phiên bản phù hợp hơn “want” trong những trường hợp cần sự trang trọng. “I want to try on this dress. → I would like to try on this dress” (Tôi muốn mặc thử chiếc váy này).

Thanh Hằng (Theo FluentU)

The post Ba quy tắc ngữ pháp tiếng Anh quan trọng giúp tránh hiểu nhầm appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/ba-quy-tac-ngu-phap-tieng-anh-quan-trong-giup-tranh-hieu-nham.html/feed 0
Vì sao luyện ‘shadowing’ có thể gây hại? https://ebooktia.com/2022/02/vi-sao-luyen-shadowing-co-the-gay-hai.html https://ebooktia.com/2022/02/vi-sao-luyen-shadowing-co-the-gay-hai.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:04:03 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/vi-sao-luyen-shadowing-co-the-gay-hai.html Mình lướt qua các diễn đàn, không ít người khuyên nhau tập bài “shadowing”…

The post Vì sao luyện ‘shadowing’ có thể gây hại? appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Mình lướt qua các diễn đàn, không ít người khuyên nhau tập bài “shadowing” (đọc đuổi) để nói tiếng Anh hay hơn. Tuy nhiên, mình thấy lời khuyên này rất dễ gây hiểu lầm, biến một bài tập tưởng như có lợi thành có hại.

“Shadowing” là kỹ thuật theo đó người học sẽ nhắc theo băng mẫu gần như cùng lúc. Mới đầu, nó được thiết kế để cải thiện kỹ năng nghe cho các phiên dịch viên dịch đuổi, tức là mẫu nói tới đâu là phải nắm bắt được và sau đó có thể dịch ngay lập tức.

Về sau, kỹ thuật này được áp dụng cả trong kỹ năng nói, cụ thể là phát âm, với kỳ vọng giúp học cách nhấn nhá tự nhiên của người bản xứ. Điều này đúng, nhưng có thể có tác dụng ngược.

Dưới đây là một số khó khăn khi luyện “shadowing” không đúng cách:

Đuổi theo mẫu không kịp

Đây là khó khăn thường gặp nhất với những người luyện “shadow”. Vì phải nhắc lại gần như cùng lúc với mẫu, bạn thấy gần như không nói kịp tốc độ với họ, kể cả khi có “transcript”. Bạn cố lên lên xuống xuống nhưng dễ hụt hơi.

Tại sao họ nói được nhanh mà bạn thì không? Nguyên nhân chính là bạn không hiểu biết về các kỹ thuật quan trọng của phát âm như nối giảm âm hay nhịp điệu.

Không biết cách nhấn giống mẫu

Việc nhắc lại theo mẫu nghe thì dễ nhưng không hẳn vậy. Bạn nhắc theo mẫu như cái máy nhưng không hiểu mẫu nhấn như thế nào, nối âm ra sao, tại sao họ nói được nhanh còn mình thì không. Bạn đọc đuổi theo nhưng không biết làm sao cho giống. Hệ quả là dù tập nhiều, bạn thấy hiệu quả không được thần thánh như lời đồn.

Một đặc điểm thường thấy của những bạn cố gắng “shadow” mà không nắm vững phát âm là những từ khóa thường bị phát âm sai. Những lỗi phổ biến là sai trọng âm, nuốt âm (để bắt kịp tốc độ), thiếu âm cuối (do không biết cách xử lý), hoặc sai âm hoặc cụm phụ âm (do không có thời gian để xử lý)… Vì từ khóa phát âm sai, bạn không thể nói giống người bản xứ và dễ mắc lỗi nói nhanh mà không rõ.

Đặc biệt, trong “connected speech”, khi không hiểu cách nối âm, các bạn sẽ rất dễ tự sáng tạo ra một cụm từ mà lúc bạn nói, không ai hiểu gì. Ví dụ, khi nghe “all of us” và cố bắt chước /’ɔləvəs/, các bạn có thể sáng tạo thành “ôn-lơ-vớt”. Để bắt chước đúng cụm này, bạn cần biết cách nhấn trọng âm, xử lý âm cuối một cách chính xác.

Bị nhiễm thói quen nói nhanh mà không rõ

Bạn tập bài này nhiều (khi không có hiểu biết về phát âm) vì muốn nói nhanh như người bản xứ, nhưng vô tình không quan tâm tới yếu tố làm sao để nói rõ. Hệ quả là khi làm bài “shadowing”, bạn có vẻ rất tự tin. Nhưng khi thực sự phải sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống, bạn lập tức gặp khó khăn.

Lý do là trong quá trình luyện “shadow”, bạn hình thành thói quen nói nhanh, nói liến thoắng và không hiểu các nguyên lý căn bản. Đặc điểm là bạn nói nhanh, không rõ ràng và rất khó nghe. Đôi khi, bạn còn có xu hướng cố tình nói nhỏ đi với hy vọng người nghe không nhận ra các lỗi phát âm của mình.

Lâu dần, bạn ngại và sợ nói tiếng Anh vì khi nói, bạn không thấy tự tin với bản thân. Bạn cũng không chắc người nghe có hiểu mình nói gì không. Bạn đã bị nhiễm thói quen nói nhanh mà không rõ.

Vậy làm thế nào để luyện “shadowing” hiệu quả? Với hầu hết người học Việt Nam, mình không khuyến khích các bạn làm bài “shadowing” vội. Trước khi “shadow”, bạn hãy làm bài “bắt chước” (imitation exercise).

Đầu tiên, bạn phải phân tích về phát âm để nắm được cách nói của người bản xứ và ứng dụng. Sau đó, bạn bật băng, dựa trên những phân tích của mình và làm bài “listen and repeat” (nghe và lặp lại). Quá trình này cũng là một dạng nhắc lại, nhưng ở tốc độ chậm hơn, và quan trọng là có sự phân tích về phát âm để nắm được cách nói của người bản xứ và ứng dụng.

“Shadowing” nên dành cho bước tiếp theo, khi bạn đã có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, đã rất hiểu các nguyên lý phát âm căn bản (rhythm, giảm âm, nối âm, nuốt âm, luyến âm…). Có nghĩa là bạn thấy “shadow” theo không hụt hơi, bài “shadow” của bạn rõ ràng, dễ nghe và khi nói tiếng Anh, bạn luôn tự tin rằng những gì mình nói đều rõ ràng và tự nhiên.

Moon Nguyen

The post Vì sao luyện ‘shadowing’ có thể gây hại? appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/vi-sao-luyen-shadowing-co-the-gay-hai.html/feed 0
Phân biệt cách dùng Miss, Mrs., Ms. và Mx. https://ebooktia.com/2022/02/phan-biet-cach-dung-miss-mrs-ms-va-mx.html https://ebooktia.com/2022/02/phan-biet-cach-dung-miss-mrs-ms-va-mx.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:04:02 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/phan-biet-cach-dung-miss-mrs-ms-va-mx.html 1. Miss “Miss” khi đi cùng tên là cách gọi thể hiện sự tôn…

The post Phân biệt cách dùng Miss, Mrs., Ms. và Mx. appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
1. Miss

“Miss” khi đi cùng tên là cách gọi thể hiện sự tôn trọng với người phụ nữ chưa lập gia đình. Bạn có thể dùng danh xưng này một cách độc lập để gọi một cô gái hoặc kết hợp với một cái tên, từ mô tả những đặc điểm nổi bật của người được gọi hay vị trí mà họ đảm nhiệm.

Ví dụ:

– Miss Penelope Edwards won the spelling bee. (Cô Penelope Edwards thắng cuộc thi đánh vần).

– Excuse me, Miss. You dropped your bag. (Xin lỗi cô. Cô làm rơi túi rồi).

– You’re certainly Miss Congeniality today. (Bạn chắc chắn là Hoa hậu thân thiện hôm nay).

Thông thường, trong một khung cảnh trang trọng, mọi người sẽ sử dụng “Miss” cùng với họ của người phụ nữ chưa kết hôn, những người có vị trí, trọng trách cụ thể như giáo viên hoặc giám sát viên. Trong trường hợp bạn chưa biết họ của người đối diện, hãy ngừng lại một chút sau khi nói “Miss” để họ tự nói ra. “Miss” được coi là phù hợp hơn với phụ nữ trẻ.

Lưu ý, ở một số vùng địa lý, “Miss” thường đi cùng với tên riêng hơn là họ (như tại Việt Nam). Nhưng khi được ghép với tên đầy đủ, “Miss” có thể được dùng như sự mở đầu cho một lời trừng phạt, đặc biệt là khi được sử dụng để chỉ một đứa trẻ.

Ví dụ:

– Thanks for the invitation, Miss Janice. We’ll see you tonight! (Cảm ơn vì lời mời, cô Janice. Chúng tôi sẽ gặp cô tối nay).

– Miss Tamara Jasmine Hunter! Clean up this mess right now! (Tamara Jasmine Hunter! Hãy dọn dẹp đống lộn xộn này ngay bây giờ).

2. Mrs.

“Mrs.” là danh xưng dùng cho phụ nữ đã kết hôn hoặc góa phụ để bày tỏ sự tôn trọng. Giống như “Miss”, danh xưng này thường đi kèm với tên và đặc điểm của người được gọi. Đôi khi, nó đi cùng với họ tên của người chồng chứ không phải của người phụ nữ (trường hợp này ngày càng ít phổ biến do phụ nữ muốn xưng hô bằng tên riêng của mình).

Ví dụ:

– Mrs. Liu was my seventh-grade history teacher. (Cô Liu là giáo viên lịch sử lớp 7 của tôi).

– Address the envelope to Mrs. Gary Belmont. (Gửi phong bì cho bà Gray Belmont).

Ngày nay, “Mrs.” ngày càng ít được sử dụng, đặc biệt là trong các môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nó xuất hiện như một tùy chọn trên nhiều biểu mẫu và tài liệu chính thức.

3. Ms.

“Ms.” được sử dụng trong trường hợp bạn không biết ai đó đã kết hôn hay chưa? Không giống như “Miss” hay “Mrs.”, “Ms.” không cho biết tình trạng hôn nhân của phụ nữ, vì vậy nó trở thành lựa chọn tốt khi bạn không biết về vấn đề này.

Danh xưng “Ms.” được sử dụng vào những năm 1950 và ngày càng phổ biến trong phong trào phụ nữ những năm 1970 bởi “Ms.” được coi là ngang hàng với “Mister” (Mr.) – danh xưng lịch sự dành cho đàn ông, bất kể tình trạng hôn nhân.

Ví dụ:

– It’s lovely to meet you, Ms. Lopez. (Rất vui khi được gặp cô, cô Lopez).

Lựa chọn giữa “Miss” và “Ms.”:

Cả “Miss” và “Ms.” áp dụng cho phụ nữ chưa lập gia đình hoặc chưa rõ tình trạng hôn nhân. Việc bạn chọn danh xưng nào tùy thuộc vào sở thích của người bạn tiếp xúc. Khi phân vân, hãy xem xét “Ms.” bởi nó trung lập hơn. Điều thú vị là một số biên tập viên báo chí đã tránh những băn khoăn này bằng cách nhắc tên đầy đủ của họ thay vì đưa danh xưng vào. Tuy nhiên, nếu danh xưng xuất hiện trong câu trích dẫn, họ vẫn sẽ để.

4. Mx.

“Mx.” đã được thêm vào Từ điển Merriam-Webster Unabridged năm 2016 (mặc dù nó đã xuất hiện trên bản in sớm nhất vào cuối những năm 70). Danh xưng này có chức năng như một sự thay thế cho các danh xưng như “Mr.” và “Ms.” nhằm tránh phân biệt giới tính. Tương tự như “Ms.”, nó không biểu thị tình trạng hôn nhân, thường được sử dụng cùng tên của một người, như dấu hiệu của sự tôn trọng.

Ví dụ:

– This is Mx. Schaffer, and they head up the financial department. (Đây là Schaffer, và họ đứng đầu bộ phận tài chính).

Theo Merriam-Webster, “Mx.” thường được sử dụng với các cá nhân đã được xác định bên ngoài hệ nhị nguyên giới. Tuy nhiên, giống như các danh xưng khác, không phải lúc nào sử dụng “Mx.” cũng phù hợp. Một số người có thể không thích nó hoặc không muốn dùng kính ngữ nào, trong khi những người khác hoàn toàn chấp nhận. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên hỏi.

Dương Tâm (Theo Grammarly)

The post Phân biệt cách dùng Miss, Mrs., Ms. và Mx. appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/phan-biet-cach-dung-miss-mrs-ms-va-mx.html/feed 0
Gọi tên phong tục ngày Tết bằng tiếng Anh https://ebooktia.com/2022/02/goi-ten-phong-tuc-ngay-tet-bang-tieng-anh.html https://ebooktia.com/2022/02/goi-ten-phong-tuc-ngay-tet-bang-tieng-anh.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:04:01 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/goi-ten-phong-tuc-ngay-tet-bang-tieng-anh.html     Gọi tên phong tục ngày Tết bằng tiếng Anh Moon Nguyen

The post Gọi tên phong tục ngày Tết bằng tiếng Anh appeared first on Ebook miễn phí.

]]>

Gọi tên phong tục ngày Tết bằng tiếng Anh

 
 

Moon Nguyen

The post Gọi tên phong tục ngày Tết bằng tiếng Anh appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/goi-ten-phong-tuc-ngay-tet-bang-tieng-anh.html/feed 0
Những lời chúc tiếng Anh phù hợp nhiều dịp https://ebooktia.com/2022/02/nhung-loi-chuc-tieng-anh-phu-hop-nhieu-dip.html https://ebooktia.com/2022/02/nhung-loi-chuc-tieng-anh-phu-hop-nhieu-dip.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:03:53 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/nhung-loi-chuc-tieng-anh-phu-hop-nhieu-dip.html Lời chúc là món quà chất chứa những hy vọng tốt đẹp, đem đến…

The post Những lời chúc tiếng Anh phù hợp nhiều dịp appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Lời chúc là món quà chất chứa những hy vọng tốt đẹp, đem đến năng lượng cho người nhận. Nếu bạn lo lắng không biết nên chúc bằng tiếng Anh thế nào cho ý nghĩa và phù hợp, bài viết sau đây sẽ giúp bạn “bỏ túi” những lời chúc dùng dịp nào cũng hợp.

1. All the best to you! (Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất!)

Khi muốn dành cho ai đó lời chúc tốt đẹp và chân thành, bạn có thể dùng “All the best to you!”, “All the best!” hoặc “I wish you all the best!”

“Happy birthday to you! I wish you all the best” (Chúc mừng sinh nhật. Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất!)

“Happy New Year! All the best to you and your family!” (Chúc mừng năm mới! Chúc bạn và gia đình mọi điều tốt đẹp nhất!)

“Merry Christmas and I wish you all the best!” (Chúc Giáng sinh an lành và mọi điều tốt đẹp nhất đến với bạn!)

Ngoài ra, bạn sử dụng cấu trúc “All the best to + someone” với ý nghĩa gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới ai đó khác. Ví dụ:

“All the best to Quynh. I was really hoping I’d see her today” (Gửi lời chúc tốt nhất tới Quỳnh giúp mình nhé. Mình đã rất hy vọng được gặp cô ấy hôm nay).

“I’ll see you very soon, and please, all the best to your parents!” (Mình mong gặp lại cậu sớm, làm ơn gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới bố mẹ cậu giúp mình nhé!)

2. Good luck with that! (Chúc may mắn nhé)

Để chúc ai đó gặp thật nhiều điều may mắn trong công việc hoặc cuộc sống bạn cũng có thể nói “Good luck with that!” hoặc “Wish you the best of luck!” hoặc “Best of luck!” hoặc “I wish you luck!” hoặc “Wishing you lots of luck!”.

“I’m so glad you took the new job. Best of luck!” (Mình rất vui vì cậu đã nhận công việc mới! Chúc may mắn nhé!)

“You’re moving to London? That’s a huge step. I wish you the best of luck!” (Cậu sắp chuyển đi London? Đó là một thay đổi cực lớn đấy. Mình chúc cậu mọi điều may mắn!)

“You’re going to have a final assignment and the term will be over soon. Best of luck to everyone!” (Các bạn sẽ có một bài luận cuối cùng và học kỳ sẽ sớm kết thúc. Chúc mọi điều may mắn!)

3. God bless you! (Chúa phù hộ bạn)

Bạn thường nghe thấy “Bless you!” khi có ai đó hắt hơi. “God bless you!”, “God bless!”, “Bless you!” hoặc “May God bless you” cũng là chúc cho ai đó khỏe mạnh, không bệnh tật và cầu cho Chúa sẽ bảo vệ người đó. Ngoài ra, câu nói này còn thường được dùng như một lời chúc may mắn và bình an.

“May God bless you. I believe that your hard work will eventually pay off” (Chúa phù hộ bạn. Tôi tin là sự chăm chỉ của bạn cuối cùng sẽ được đền đáp xứng đáng).

“Thanks so much for your help, and I pray that God will bless you” (Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn rất nhiều và tôi cầu Chúa phù hộ bạn).

“Good luck with your English exam. God bless you” (Chúc bạn may mắn trong kỳ thi tiếng Anh. Chúa phù hộ bạn).

“Happy Thanksgiving! May God bless you and your family at Thanksgiving and always!” (Chúc mừng Ngày Lễ Tạ Ơn! Chúa phù hộ bạn cùng gia đình trong dịp Lễ Tạ Ơn và mãi mãi!)

4. You’ll do great! (Bạn sẽ hoàn thành tốt mà!)

Khi ai đó cần sự động viên hoặc có công việc, bài thi quan trọng, điều bạn cần làm là cổ vũ và cho họ niềm tin rằng họ có thể làm tốt mọi thứ. “I believe in you!” (Mình tin bạn), “You’ll do great!/well” (Bạn sẽ làm tốt) hoặc “I’m sure you’ll do great” (Tôi chắc chắn bạn sẽ làm tốt) với ý nghĩa chúc cho ai đó hoàn thành thật tốt công việc.

” – I’m so nervous. I’m going to have the final exam tomorrow” (Mình lo lắng quá. Ngày mai mình sẽ có bài kiểm tra cuối kỳ).

“- Come on. I don’t know why you’re worried about it. I’m sure you’ll do great!” (Thôi nào. Mình không hiểu sao bạn lại lo lắng nữa. Mình chắc chắn bạn sẽ làm tốt mà!)

“- I’m going to take up a new position next week. I’m not so sure if I can do it well” (Tuần sau, mình sẽ nhận chức vụ mới. Mình không chắc mình sẽ làm tốt).

“- Congratulations! Don’t worry, you’ll do great!” (Chúc mừng nhé! Đừng lo, bạn sẽ làm tốt mà!)

Ở ví dụ trên, “take up” có nghĩa là bắt đầu, đảm nhiệm một nhiệm vụ mới.

5. Believe in yourself! (Hãy tin vào bản thân nhé!)

“Believe in yourself!” là một câu chúc không chỉ dành cho những người xung quanh, mà đó còn là một câu bạn có thể tự nhắn nhủ, cổ vũ chính mình rằng bạn có thể làm được và làm tốt mọi thứ.

“Believe in yourself and everything will be fine” (Hãy tin vào bản thân nhé, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi).

“You’ve got to believe in yourself when no one else does!” (Cậu phải tin vào chính mình khi không ai khác làm điều đó!)

“- I can’t believe that I won!” (Tôi không thể tin tôi đã chiến thắng!)

“- You did it. Believe in yourself!” (Bạn đã làm được. Hãy tin vào bản thân nhé!)

6. I’m rooting for you (Tôi ủng hộ bạn hết mình)

Còn gì tuyệt hơn là khi có ai đó dõi theo và ủng hộ bạn trên mọi chặng đường? “I’m rooting for you” chính là một câu chúc mang nhiều niềm tin và tình cảm của bạn dành cho đối phương.

“Quynh, we are all rooting for you and best of luck with your job interview!” (Quỳnh, tụi mình đều ủng hộ cậu hết mình và chúc mọi điều may mắn với bài phỏng vấn nhé!)

“-Guess what? I’ve opened a new coffee shop!” (Cậu đoán đi? Mình vừa mở một cửa hàng cà phê!)

“- Wow, that sounds amazing. I’m rooting for you!” (Ồ, thật tuyệt vời. Mình ủng hộ cậu hết mình!)

“- I don’t know if I studied enough to pass this test” (Mình không chắc mình đã học đủ để qua được bài kiểm tra này).

“- I’m sure you’ll do great. I’m rooting for you!” (Mình chắc là cậu sẽ làm tốt mà. Mình ủng hộ cậu hết mình!)

“- I’ve made up my mind. I’m going to study abroad” (Mình đã quyết đình rồi. Mình sẽ đi du học).

“- Sounds amazing. I’m rooting for you!” (Nghe tuyệt đấy. Mình ủng hộ cậu hết mình!)

Ở đây “I’ve made up my mind” có nghĩa là đã đưa ra quyết định (= I’ve made my decision).

7. Fingers crossed! (Hy mọng mọi việc đều ổn!)

“Finger crossed” được dùng với ý nghĩa chúc may mắn, hy vọng mọi kết quả tốt đẹp nhất sẽ đến với ai đó.

“Fingers crossed that you’ll get the promotion soon!” (Hy vọng rằng cậu sẽ sớm được thăng chức!)

“I’ve submitted the paper. Fingers crossed that it’ll get accepted” (Mình đã nộp bài báo rồi. Hy vọng rằng nó sẽ được đăng).

“You’re going on a date tomorrow? That’s amazing! Fingers crossed that she’s the one!” (Cậu sẽ hẹn hò ngày mai á? Nghe tuyệt quá! Hy vọng rằng cô ấy chính là người cậu đang tìm kiếm!)

8. I hope everything will be all right. (Mình hy vọng mọi thứ sẽ suôn sẻ)

“I hope everything will be all right”, “I hope it all goes well” hoặc “I hope things will turn out fine” đều mang nghĩa rằng bạn mong mọi chuyện sẽ ổn. Đây có thể vừa là một câu chúc, vừa là một câu an ủi, cổ vũ người khác.

“She’s not really confident this time, but I hope everything will be all right” (Cô bé có vẻ không tự tin lắm, nhưng tôi hy vọng mọi chuyện sẽ ổn).

“I hope it all goes well with your works for the exhibition” (Mình hi vọng mọi chuyện sẽ suôn sẻ với các tác phẩm của bạn trong buổi triển lãm).

“We haven’t completed the project but I know we’re on the right track. I hope things will turn out fine” (Chúng ta vẫn chưa hoàn thành dự án nhưng tôi biết chúng ta đang đi đúng hướng. Tôi hy vọng mọi thứ sẽ suôn sẻ).

Ở đây, “to be on the right track” có nghĩa là đang đi đúng hướng, có khả năng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

9. Have a blast! (May mắn nhé!)

“Have a blast!”, “Break a leg!”, “Knock on wood!” là những câu chúc bạn có thể dùng để thay thế cho “Good luck!” cho các trường hợp trang trọng, đơn giản, lịch sự hay đời thường đều được.

“- I’m going to take part in the marathon tomorrow” (Tôi sẽ tham gia cuộc thi chạy đua vào ngày mai).

“- Have a blast!” (May mắn nhé!)

“Break a leg, Taylor! I’m sure your concert will be great” (May mắn nhé, Taylor! Tôi chắc rằng buổi hòa nhạc của bạn sẽ rất tuyệt).

10. Hang in there! (Cố gắng lên!)

“Hang in there!” có thể hiểu là một câu động viên và chúc ai đó có đủ sức mạnh, niềm tin để vượt qua khó khăn. Bạn cũng sẽ nghe nói “Do you best!” hoặc “Try your best!” với ý nghĩa tương tự.

“I know things are tough right now, but hang in there and believe in yourself. We’re all here for you” (Tôi biết rằng mọi thứ lúc này thật khó khăn, nhưng cố gắng lên và tin vào bản thân nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn).

“- My midterm exam was terrible!” (Bài kiểm tra giữa kỳ của mình tệ quá).

“- Hang in there! You still have the final exam” (Cố gắng lên! Bạn vẫn còn bài cuối kỳ mà).

“- I hate this weather. It makes me feel depressed” (Mình ghét thời tiết này. Nó làm mình cảm thấy chán nản).

“- Hang in there. Winter’s almost over and spring will be here soon!” (Cố gắng lên. Sắp hết mùa đông rồi và mùa xuân lại sắp tới!)

Hoàng Ngọc Quỳnh

The post Những lời chúc tiếng Anh phù hợp nhiều dịp appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/nhung-loi-chuc-tieng-anh-phu-hop-nhieu-dip.html/feed 0
Tên các món ăn ngày Tết bằng tiếng Anh https://ebooktia.com/2022/02/ten-cac-mon-an-ngay-tet-bang-tieng-anh.html https://ebooktia.com/2022/02/ten-cac-mon-an-ngay-tet-bang-tieng-anh.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:03:52 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/ten-cac-mon-an-ngay-tet-bang-tieng-anh.html 1. Sticky rice cake: Bánh chưng Ví dụ: Sticky rice cakes are often in…

The post Tên các món ăn ngày Tết bằng tiếng Anh appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
1. Sticky rice cake: Bánh chưng

Ví dụ: Sticky rice cakes are often in square shape and little flat that symbolize for Tet in Vietnam (Bánh chưng thường có hình vuông và hơi dẹt tượng trưng cho ngày Tết ở Việt Nam).

The preparation for making sticky rice cake is very time consuming, and it takes about 12 hours to boil so everyone is eagerly waiting for that (Khâu chuẩn bị làm bánh chưng rất tốn thời gian và mất 12 tiếng để luộc bánh, vì thế mọi người rất háo hức chờ đợi).

2. Five- fruit plate: Mâm ngũ quả

Ví dụ: In Vietnam, popular fruits are often offered in a five-fruit plate on the altar including custard apple, coconut, papaya, mango, and figs because they sound like “wish for enough prosperous” (Ở Việt Nam, các loại trái cây thường được cúng trong mâm ngũ quả trên ban thờ gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và quả sung vì chúng nghe giống “cầu dừa đủ xài sung túc”).

The five-fruit plate is decorated beautifully and respectfully put on the altar the 5th day of the lunar calendar (Mâm ngũ quả được trang trí đẹp và kính cẩn đặt trên ban thờ đến hết ngày mùng 5 âm lịch).

3. Dried, candied fruits: Mứt

Ví dụ: On New Year’s Days, dried fruits is one of the indispensable dishes in every family in Vietnam (Trong những ngày Tết, mứt là một trong những món ăn không thể thiếu trong mọi gia đình ở Việt nam).

Vietnamese people make candied fruits from fresh fruits (Người Việt Nam làm mứt từ các loại hoa quả tươi).

4. Jellied meat: Thịt đông

Ví dụ: Jellied meat is a kind of food that is an indispensable dish for the meals during Tet (Thịt đông là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết).

Jellied meat is a kind of cold prepared foods on Tet holiday in Vietnam (Thịt đông là một trong những món ăn nguội ngày tết ở Việt Nam).

5. Pickled onion: Dưa hành

Ví dụ: Sticky rice cake, fat meat, pickled onion make Tet’s flavor (Bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành làm nên hương vị ngày Tết).

Pickled onions make people eat other dishes without losing appetile (Món dưa hành làm cho người ta ăn các món ăn khác không bị ngán).

6. Spring rolls: Chả giò, nem (rán)

Ví dụ: Spring rolls is a dish that is so famous in Vietnam assume it as their own specialty in Vietnam (Nem là một món ăn rất nổi tiếng ở Việt Nam được coi là đặc sản của người Việt).

Spring rolls is a preferred food on special occasions such as Tet and other family festivities (Nem là món ăn ưa thích trong những dịp đặc biệt như Tết và các dịp lễ khác của gia đình).

Đinh Thị Thái Hà

The post Tên các món ăn ngày Tết bằng tiếng Anh appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/ten-cac-mon-an-ngay-tet-bang-tieng-anh.html/feed 0
Học từ vựng khi đến nhà hàng ở Anh và Mỹ https://ebooktia.com/2022/02/hoc-tu-vung-khi-den-nha-hang-o-anh-va-my.html https://ebooktia.com/2022/02/hoc-tu-vung-khi-den-nha-hang-o-anh-va-my.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:03:50 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/hoc-tu-vung-khi-den-nha-hang-o-anh-va-my.html Hoá đơn Khi thanh toán hóa đơn ăn uống ở nhà hàng tại Anh,…

The post Học từ vựng khi đến nhà hàng ở Anh và Mỹ appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Hoá đơn

Khi thanh toán hóa đơn ăn uống ở nhà hàng tại Anh, bạn sẽ yêu cầu “bill” (hóa đơn), còn ở Mỹ là “check”. Đôi khi, bạn dùng lẫn lộn hai từ này, người nghe vẫn có thể hiểu nhưng sử dụng từ vựng phù hợp với địa điểm sẽ giúp ích cho việc hòa nhập văn hóa. Bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu nhớ đúng từ ngữ và sử dụng đúng. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào một vài từ lóng để thực sự gây ấn tượng với người dân địa phương.

Tiền tip

Tipping (đưa tiền tip/tiền “boa”) trên “bill/check” cho nhân viên phục vụ tồn tại ở cả Vương quốc Anh và Mỹ nhưng nó phổ biến và quan trọng hơn nhiều khi ở Mỹ.

Ở Anh, khoản tiền tip khoảng 10% được coi là phù hợp để có dịch vụ tốt trong nhà hàng và một số người hoàn toàn không nhận khoản tiền này. Tuy nhiên, ở Mỹ, tiền này được coi là cần thiết (nhân viên phục vụ thường được trả lương rất thấp) và có thể là bất cứ thứ gì có giá trị khoảng 15-25% của “check” (hóa đơn).

Tên đồ ăn

Ở Anh và Mỹ, một số từ giống hệt nhau như “potato” (khoai tây) nhưng cách phát âm lại khác nhau. Theo tiếng Anh – Anh, từ này được phát âm là /pəˈteɪ.təʊ/, còn Anh – Mỹ là /pəˈteɪ.t̬oʊ/.

Một số loại thực phẩm khác có tên hoàn toàn khác nhau ở hai nước. Chẳng hạn, bí ngòi ở Anh là “courgette” còn ở Mỹ là “zucchini”, quả cà tím ở Anh là “aubergine” còn ở Mỹ là “eggplant”. Bạn nên tìm hiểu sự khác biệt này để không gặp phải tình huống khó xử khi ở nhà hàng.

Một trường hợp thú vị là “chips” (khoai tây chiên). Ở Anh, “chips” chỉ loại khoai tây chiên dạng que dài dùng nóng. Trong khi đó, ở Mỹ, món khoái khẩu này được gọi là “fries” hay “french fries”. Người Mỹ cũng có từ “chips” hay “potato chips” nhưng là chỉ loại khoai tây thái lát rất mỏng, được chiên giòn tan và thường được đóng gói (không dùng nóng). Người Anh gọi “chips của Mỹ” là “crisps”.

Cách biểu đạt ngắn gọn để bạn dễ nhớ là:

– chips (Anh) = fries/french fries (Mỹ)

– chips/potato chips (Mỹ) = crisps (Anh)

The bigger, the better (Càng to càng tốt)

Đối với nhiều người, thực phẩm là hiện thân của “American Dream” (Giấc mơ Mỹ): mọi thứ dường như “bigger, better, and tastier” (to hơn, tốt hơn và ngon hơn).

Điều này cũng áp dụng với đồ uống. Tại nhiều địa điểm ở Mỹ, bạn trả tiền cho “soft drink or coffee” (nước ngọt hoặc cà phê) và được uống không giới hạn. Nếu yêu cầu nước thường, bạn cũng được miễn phí. Nhưng ở Vương quốc Anh, bạn cần nêu rõ bạn muốn có “tap water” (nước vòi, nước lọc bình thường), nếu không bạn sẽ được mang ra một chai nước khoáng và bị tính phí.

Dương Tâm (Theo Grammarly)

The post Học từ vựng khi đến nhà hàng ở Anh và Mỹ appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/hoc-tu-vung-khi-den-nha-hang-o-anh-va-my.html/feed 0
Những câu tiếng Anh cần biết khi tới nhà hàng https://ebooktia.com/2022/02/nhung-cau-tieng-anh-can-biet-khi-toi-nha-hang.html https://ebooktia.com/2022/02/nhung-cau-tieng-anh-can-biet-khi-toi-nha-hang.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:03:43 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/nhung-cau-tieng-anh-can-biet-khi-toi-nha-hang.html Hiện nay, tiếng Anh gần như là ngôn ngữ không thể thiếu trong hầu…

The post Những câu tiếng Anh cần biết khi tới nhà hàng appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Hiện nay, tiếng Anh gần như là ngôn ngữ không thể thiếu trong hầu hết ngành nghề. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn, đây là ngôn ngữ tối thiểu cần có cho các nhân viên làm việc, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp cho khách du lịch quốc tế. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những câu nói tiếng Anh được dùng nhiều khi tới nhà hàng.

1. Khi đặt bàn

I’d like to book a table, please (Làm ơn cho tôi đặt một bàn nhé)

Khi muốn gọi đặt trước bàn, “I’d like to book a table, please” là cách nói lịch sự mà bạn nên dùng với người phục vụ. Ngoài ra, bạn có thể dùng “I’d like to make a reservation”, cũng mang nghĩa tương tự.

“Hello, I’d like to make a reservation for a party of ten people, please. My name is Susan Brown” (Xin chào, tôi muốn đặt bàn cho bữa tiệc bốn người. Tên tôi là Susan Brown).

“- Thank you for calling Shanghai Restaurant. How can I help you?” (Cảm ơn vì đã gọi nhà hàng Thượng Hải. Tôi có thể giúp gì cho quý khách?)

“- Hello, my name is Rachel Green. I’d like to book a table for two at 7pm, please” (Xin chào, tên tôi là Rachel Green. Cho tôi đặt một bàn cho hai người vào lúc 7 giờ tối nhé).

“- Good morning. I’d like to book a table for this Tuesday evening” (Chào buổi sáng. Tôi muốn đặt bàn cho tối thứ Ba này).

“- Sure. Can I get your name, please?” (Vâng. Cho tôi xin tên của quý khách được không?)

Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu một cách đơn giản: “Table for…, please” có nghĩa là làm ơn sắp xếp cho một bàn (mấy người).

“- Table for two, please” (Làm ơn cho một bàn hai người nhé)

“- This way, please” (Làm ơn đi lối này)

I’ve got a reservation… (Tôi đã đặt bàn…)

Khi đã đặt bàn trước, bạn có thể nói “I’ve got a reservation…” và thêm thông tin “at” (vào mấy giờ), “under the name of….” (dưới tên ai đó).

“I’ve got a reservation for five people this evening at 8 o’clock” (Tôi đã đặt bàn cho 5 người tối nay vào lúc 8 giờ).

“I’ve got a reservation at 7 o’clock under the name of Sophia James” (Tôi đã đặt bàn vào lúc 7 giờ dưới tên của Sophia James).

Do you have a free table? (Nhà hàng của bạn còn bàn trống không?)

Khi tới nhà hàng mà chưa đặt bàn trước, bạn có thể hỏi nhanh “Do you have a free table?” hoặc “Do you have a table for + số người + free?” (Bạn có bàn trống cho + số người + không?)

“- Good evening. Do you have a free table? (Xin chào. Nhà hàng của bạn còn bàn trống không?)

“- Let me check. We have a free table for four people available at 7:00” (Để tôi xem nhé. Chúng tôi còn một bàn trống cho bốn người vào lúc 7 giờ).

“- Hello. Do you have a free table for a party of five people?” (Xin chào. Nhà hàng của bạn còn bàn trống cho một bữa tiệc năm người không?)

“- I’m sorry but all our tables are fully booked tonight” (Tôi rất xin lỗi nhưng tất cả bàn của chúng tôi đã được đặt tối nay rồi).

Ngoài ra, bạn cũng có thể nói “Can you fit us in?” với nghĩa bạn có thể sắp xếp một chỗ cho chúng tôi được không. “Hello. We haven’t booked a table. Can you fit us in?” (Xin chào, tôi biết là cũng hơi muộn rồi nhưng nhà hàng của bạn còn bàn trống không?)

2. Khi gọi món

Can I have the menu, please? (Tôi có thể xem thực đơn được không?)

Khi muốn yêu cầu phục vụ đưa thực đơn ra để chọn món, bạn có thể nói “Can I/we see the menu, please?” hoặc “Could I have the menu, please?”. Nếu muốn yêu cầu đưa thêm các loại menu khác, bạn có thể dùng “drink menu” (thực đơn đồ uống), “dessert menu” (thực đơn đồ tráng miệng), “wine menu” (danh sách rượu)…

“- Excuse me. Can I have the menu, please?” (Phiền bạn một chút, tôi có thể xem thực đơn được không?)

“- Here it is, Sir. Please let me know when you’re ready to order” (Của anh đây. Cho tôi biết khi nào anh chị muốn gọi đồ nhé).

We’re ready to order now (Chúng tôi đã sẵn sàng gọi món rồi)

Phục vụ bàn thường hỏi “Are you ready to order?” (Anh/chị đã sẵn sàng gọi đồ chưa?) hoặc “Can I take your order?” (Tôi gọi món cho anh/chị nhé?) hoặc “What would you like to have?” (Anh/chị muốn dùng gì?).

Nếu đã lựa món xong, bạn có thể đáp lại rằng “We are ready to order now” (Chúng tôi gọi đồ ngay giờ).

Trong trường hợp bạn chưa sẵn sàng gọi món ăn, bạn có thể đáp lại: “We’re not ready to order yet. Could you give us a few more minutes, please?” (Chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng. Bạn có thể đợi chúng tôi một vài phút nữa được không?).

“- Hello. Can I take your order?” (Quý khách gọi món chưa ạ?)

“- We’re not ready to order yet. Could you give us a few more minutes, please?” (Chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng. Bạn có thể đợi chúng tôi một vài phút nữa được không?).

What would you recommend? (Bạn có gợi ý món ăn gì không?)

Nếu đang phân vân không biết nên chọn món nào, bạn có thể hỏi “What would you recommend?” (Bạn gợi ý món gì?) hoặc “What are today’s specials?” hoặc “What’s the house specialty?” (Món ăn đặc biệt hôm nay của nhà hàng là gì?) hoặc “Do you have any specials today?” (Hôm nay nhà hàng có món nào đặc biệt không?).

“- Can I see the menu, please?” (Cho tôi xem menu được không?)

“- Here it is, Ma’am” (Đây thưa bà)

“- Hm… What would you recommend?” (À… Anh có gợi ý gì không?)

“- The Grilled Chicken with Tomato Sauce is a great choice” (Gà nướng với nước sốt là món rất tuyệt).

“- What are today’s specials?” (Hôm nay món ăn đặc biệt của nhà hàng là gì?)

“- Today we have grilled tuna and New York strip steak served with creamy Italian herb sauce” (Hôm nay chúng tôi có món cá ngừ nướng và bò bit tết New York ăn kèm với sốt thơm kiểu Ý).

I’d like/ I’ll have + tên món hoặc Could I have… please? (Tôi có thể gọi món… được không?)

Để gọi món ăn, đồ uống, bạn sử dụng cấu trúc như bên trên. Thêm từ “please” cuối câu sẽ làm cho lời đề nghị của bạn lịch sự hơn.

“I’d like the Spicy Chicken and Vegetables, please” (Tôi muốn gọn món gà cay và rau).

“Could I have my Caesar Salad served with the sauce on the side, please?” (Cho tôi món Caesar salad với nước sốt đi kèm nhé?)

“I think I’ll have the grilled tuna, please. Thank you” (Tôi nghĩ tôi muốn ăn món cá ngừ nướng. Cảm ơn bạn).

“- Can I get you anything to drink?” (Anh/chị muốn uống gì không?)

“- I’ll have a glass of lemonade, please” (Cho tôi một cốc nước chanh nhé).

Excuse me, I didn’t order this. (Xin lỗi, tôi không có gọi món này)

Đôi khi, phục vụ đưa ra nhầm món và bạn có thể lịch sự yêu cầu họ đổi trả bằng mẫu câu trên. Ngoài ra, một câu khác cũng dùng được trong trường hợp này là “I’m sorry, I think this may be someone else’s meal” (Xin lỗi, tôi nghĩ món này của người khác đấy).

“Excuse me, I didn’t order this. The garlic chicken with salad” (Xin lỗi, tôi không có gọi món này. Món gà ướp tỏi kèm salad này).

“- How can I help you, Miss?” (Thưa cô, tôi có thể giúp gì?)

“- I’m sorry. I think this may be someone else’s meal” (Xin lỗi. Tôi nghĩ món này của ai đó khác đấy).

Ngoài ra, bạn có thể gặp một số vấn đề khác với món ăn tại nhà hàng và cần dùng đến một số mẫu câu dưới đây:

“Excuse me, we’ve been waiting for over half an hour for our drinks” (Xin lỗi, chúng tôi đã phải đợi đồ uống hơn nửa tiếng rồi).

“Could you heat this up a bit more, please?” (Làm ơn hâm nóng lại thức ăn này một chút được không?)

“Could I have another spoon/fork, please?” (Làm ơn cho tôi một thìa/nĩa khác nhé?)

“Could I have another glass/bottle of…, please?” (Cho tôi thêm một cốc/chai… được không?)

3. Khi kết thúc bữa ăn

Everything was great (Mọi thứ đều rất tuyệt vời)

Các nhà hàng luôn hy vọng nhận được phản hồi từ bạn để có thể cải thiện chất lượng về sau. Nếu như bạn hài lòng về bữa ăn, hãy nói “Everything was great” hoặc “That was delicious! Thank you” (Bữa ăn rất ngon! Cảm ơn bạn)”, “That was lovely! Thank you” (Bữa ăn ngon lắm! Cảm ơn bạn)

“- Did you enjoy your meal, ma’am?” (Bà có hài lòng với bữa ăn không?)

“- That was lovely. Thank you” (Món ăn rất ngon. Tôi cảm ơn nhé).

“- Did you enjoy your meal, Miss?” (Cô có hài lòng với món ăn ở đây không?)

“- Yes, we really enjoyed it. Everything was great. Thank you” (Vâng, chúng tôi rất thích món ăn ở đây. Mọi thứ đều tuyệt. Tôi cảm ơn nhé).

4. Khi thanh toán

Could we have the bill / receipt, please? (Có thể cho chúng tôi hóa đơn được chứ?)

Bạn sẽ dùng mẫu câu trên để lịch sự yêu cầu phục vụ đưa hóa đơn thanh toán cho mình.

“- Excuse me, could we have the bill, please?” (Xin lỗi, có thể cho chúng tôi hóa đơn được không?)

“- Of course. I’ll be back in just a moment” (Tất nhiên rồi. Tôi sẽ quay trở lại ngay đây).

Nếu muốn hỏi về phương tiện tính tiền, hãy nói:

“Can I pay by credit card?” (Tôi thanh toán bằng thẻ tín dụng được không?)

“Can I pay by cash?” (Tôi thanh toán bằng tiền mặt được không?)

Keep the change (Giữ lại tiền thừa nhé)

Nếu muốn tip tiền cho phục vụ, hãy nói “Keep the change”. Câu này vừa bày tỏ lời cảm ơn vì sự phục vụ tận tình của họ, đồng thời khiến người phục vụ cảm thấy được tôn trọng.

Hoàng Ngọc Quỳnh

The post Những câu tiếng Anh cần biết khi tới nhà hàng appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/nhung-cau-tieng-anh-can-biet-khi-toi-nha-hang.html/feed 0
Nên bắt từ hay đoán ngữ cảnh khi nghe tiếng Anh? https://ebooktia.com/2022/02/nen-bat-tu-hay-doan-ngu-canh-khi-nghe-tieng-anh.html https://ebooktia.com/2022/02/nen-bat-tu-hay-doan-ngu-canh-khi-nghe-tieng-anh.html#respond Wed, 23 Feb 2022 05:03:41 +0000 https://ebooktia.com/2022/02/nen-bat-tu-hay-doan-ngu-canh-khi-nghe-tieng-anh.html Khi nghe tiếng Anh, bạn bắt buộc phải bắt được từ khóa để có…

The post Nên bắt từ hay đoán ngữ cảnh khi nghe tiếng Anh? appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
Khi nghe tiếng Anh, bạn bắt buộc phải bắt được từ khóa để có thể hiểu nghĩa. Tuy nhiên, một số người học cho rằng việc đoán nghĩa qua ngữ cảnh, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng hơn, và “bắt từ” hay “phát âm tiếng Anh” không quan trọng bằng. Sự thật là gì?

Khái niệm về từ khóa và ngữ cảnh

Khi nghe tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, chúng ta đều dựa trên từ khóa và ngữ cảnh.

Từ khóa là những từ quan trọng mà nếu bỏ nó ra khỏi câu, bạn sẽ hiểu sai hoặc không hiểu ý của người nói. Ví dụ, khi nghe câu: “She turns…” và không nghe được từ khóa đằng sau, bạn rất khó có thể đoán định được thông điệp của người nói. Từ đằng sau có thể là “the corner”, “the table”, “around”, “left” hoặc “right”.

Ngữ cảnh được hiểu là những gì đã nghe được trước đó, nơi diễn ra cuộc nói chuyện, ngôn ngữ cơ thể…

Nếu bạn hỏi một người nghe giỏi, họ sẽ nói bắt từ khóa quan trọng hơn việc phán đoán dựa trên ngữ cảnh. Nếu bạn hỏi một người nghe kém, khả năng cao là họ sẽ ưu tiên ngữ cảnh so với bắt từ khóa. Cả hai đều nói đúng.

Từ khóa quyết định ngữ cảnh

Với phần lớn người học, “bắt từ khóa” là cơ sở quan trọng để xây dựng ngữ cảnh. Khi dạy nghe tiếng Anh, mình luôn hướng dẫn học viên phải trả lời câu hỏi: chủ đề của bài nói là gì, ý chính, ý phụ là gì? Những câu hỏi này mang tính định hướng (ngữ cảnh) rất quan trọng, nếu phán đoán đúng “ngữ cảnh”, việc xác định những gì tiếp theo sẽ đơn giản hơn.

Nhưng để nắm bắt được “ngữ cảnh”, việc “bắt” từ khóa chính xác là vô cùng quan trọng. Mình xin kể hai câu chuyện.

Năm thứ nhất đại học, trong một bài nghe tiếng Anh, mình vô cùng hoang mang vì biết người ta đang nói về một môn thể thao nào đó, nhưng không thể luận ra được. Cuối kỳ thi, mình biết nó là “golf” – thứ mà mình mặc định phải phát âm là “gôn”.

Tuần trước, ở lớp nghe tiếng Anh của mình, trong một bài nghe đơn giản về nghề nghiệp, có từ “pearl diver” (người lặn ngọc trai). 90% lớp chọn là “pro diver” (lặn chuyên nghiệp), do không luận ra được từ “pearl”.

Trong cả hai trường hợp, việc nghe sai duy nhất một từ khóa dẫn tới hậu quả là không thể nghe được nội dung chính của bài. Như vậy, “ngữ cảnh” mà bạn có được nằm chủ yếu ở những gì bạn đã nghe được. Từ khóa chính là “la bàn” để bạn có thể hiểu đúng ngữ cảnh.

Khi không nghe được từ khóa, phần lớn là bạn sẽ chẳng hiểu người nói đang nói về gì, ngữ cảnh lúc này chỉ là ngôn ngữ cơ thể, tông giọng, hoàn cảnh nói chuyện… Hiệu quả của hoạt động nghe sẽ kém đi rất nhiều.

Ngữ cảnh với người nghe giỏi và nghe kém

Người nghe giỏi và nghe kém đều sử dụng ngữ cảnh để hiểu thông điệp chính xác hơn. Nhưng họ sử dụng theo những cách khác nhau.

Với người nghe kém, ngữ cảnh giống như “chiếc phao cứu sinh” của một người đang hụt sức giữa biển cả mênh mông, thứ duy nhất họ có khi không còn nhiều điều để bấu víu.

Vì không nghe được từ khóa một cách rõ ràng, người nghe kém phải dựa vào ngữ cảnh để “bù đắp” cho những gì họ không nghe được. Rất nhiều trường hợp, vì không nghe được từ khóa, người nghe xác định sai chủ đề (một yếu tố quan trọng của ngữ cảnh), và từ đó liên tục nghe và đoán, cuối cùng hiểu sai hoàn toàn ý của người nói.

Người nghe giỏi cũng sử dụng ngữ cảnh, nhưng với họ, ngữ cảnh nhằm củng cố thông tin mà họ nghe được. Họ tự tin vào đôi tai của mình, do đó, không “hoang mang” và “phán đoán” nhiều khi nghe. Ngữ cảnh sẽ giúp họ hiểu được thêm những yếu tố khác ngoài ngôn ngữ, như thái độ, cảm xúc, hàm ý… của người nói.

Kết luận

Người nghe giỏi và nghe kém đều sử dụng cả “bắt từ khóa” và “ngữ cảnh” để nghe tiếng Anh. Nhưng người nghe giỏi thì dùng ngữ cảnh để củng cố và bổ sung cho thông điệp họ nghe được. Còn người nghe kém sử dụng ngữ cảnh để bù đắp cho những từ khóa họ không nghe được.

Đó là lý do những người lệ thuộc nhiều vào ngữ cảnh thường luôn cảm thấy hoang mang (và sợ, ngại) khi nghe tiếng Anh.

Quang Nguyen

The post Nên bắt từ hay đoán ngữ cảnh khi nghe tiếng Anh? appeared first on Ebook miễn phí.

]]>
https://ebooktia.com/2022/02/nen-bat-tu-hay-doan-ngu-canh-khi-nghe-tieng-anh.html/feed 0